adsads
tai san lon nhat cua chung ta la nguon nhan luc 3
Lượt Xem 3 K

Tăng cả chất và lượng

Nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô, phát triển mạng lưới kinh doanh, SHB đặc biệt chú trọng tới công tác phát triển và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Công tác tuyển dụng được tổ chức, công bố công khai hình thức, điều kiện, tiêu chí tuyển dụng thông qua hệ thống truyền thông nội bộ tới từng người lao động. Trường hợp nguồn ứng viên nội bộ không đáp ứng đủ số lượng, yêu cầu tiêu chuẩn tuyển dụng, SHB mới thực hiện đăng thông báo tuyển dụng từ nguồn ứng viên bên ngoài. Nhiều vị trí chức danh được Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc trực tiếp tham gia phỏng vấn, đánh giá, công tác đào tạo đội ngũ nhân sự được ưu tiên hàng đầu.

 

Chỉ với 50 nhân sự khi đi vào hoạt động năm 1993, tăng lên 169 nhân sự khi chuyển đổi mô hình hoạt động năm 2006, đến nay toàn hệ thống SHB đã đạt mốc 6,068 nhân sự, trong đó toàn hệ thống SHB gồm 5,346 nhân sự và 722 nhân sự thuộc các công ty con, công ty trực thuộc  SHB.

 

Hình 1. Biểu đồ số lượng lao động giai đoạn 1993-2015

 

nguon nhan luc   

 Trong lịch sử phát triển, SHB trải qua nhiều bước ngoặt: Chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang mô hình Ngân hàng TMCP đô thị năm 2006, chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra Hà Nội năm 2008, và đặc biệt năm 2012,  SHB nhận sáp nhập thành công HBB và hoàn thành việc bố trí, sắp xếp 1.200 nhân sự cũng như đảm bảo mọi hoạt động của Ngân hàng sau sáp nhập không bị gián đoạn, an toàn, kiểm soát chặt chẽ rủi ro.

 

Không chỉ tăng nhanh chóng về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của SHB cũng được chú trọng. Trong tổng số 5.436 lao động tính đến 30/9/2015, trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 85.67% tăng 3.23% so với cuối năm 2013. Trình độ cao đẳng trở xuống giảm từ 13.25% trong năm 2013 xuống còn 8.96% trong năm 2015.

 

image002

 

image003

 

Cơ cấu độ tuổi người lao động bình quân của SHB khá trẻ, đã góp phần tạo tiền đề trong việc phát huy tính sáng tạo, độ linh hoạt và dễ thích nghi với sự thay đổi. Độ tuổi trung bình của nhân sự toàn hệ thống SHB tại thời điểm 30/9/2015 là 30.86 tuổi, trong đó: độ tuổi dưới 25 của SHB chiếm tỷ lệ 10%, độ tuổi từ 25 đến dưới 30 chiếm 39%, trong khi trên 50 tuổi chỉ có 1% trên tổng số người lao động toàn hệ thống.

 

image004

Hút nhân tài bằng nhiều chính sách ưu đãi

Để thu hút và “giữ chân” được nguồn nhân lực chất lượng cao, SHB đã chú trọng xây dựng hệ thống các chính sách thu hút và duy trì nguồn nhân lực như: chính sách ưu đãi “an cư lạc nghiệp” đối với cấp quản lý, chương trình ưu đãi đối với CBNV, các gói chăm sóc sức khỏe, chế độ phụ cấp thu hút, phụ cấp đi lại, điện thoại, trang điểm và nhiều chế độ đãi ngộ tài chính khác.

 

Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ hiện nay của SHB được ghi nhận có nhiều thay đổi lớn so với năm 2007 trở về trước. Năm 2008, SHB ban hành lại Quy chế tiền lương, kèm theo nhiều chính sách đãi ngộ cạnh tranh trong thời kỳ đó như: Lương trả theo trình độ, kinh nghiệm. Ngoài ra nhằm thu hút đối với các vị trí khan hiếm, SHB có chương trình thỏa thuận lương đối với các ứng viên có kinh nghiệm và có năng lực. Chính sách tiền lương đã gắn với kết quả thực hiện công việc trên cơ sở căn cứ kết quả đánh giá lao động định kỳ. Các chế độ BHXH, BHYT, Trợ cấp TN, Thuế TNCN được SHB chi trả thay cho người lao động. Chính sách thưởng, chi lương bổ sung theo kết quả kinh doanh của từng đơn vị cũng được triển khai thường xuyên. Năm 2010, hệ thống thang bảng lương đã có nhiều cải tiến, gắn việc chi trả lương theo kết quả xếp loại đơn vị, phân nhóm/hạng Phòng, Ban. Chính sách đãi ngộ ổn định từ năm 2010 đến nay đã tạo ra sự yên tâm cho người lao động gắn bó với SHB.

 

Năm 2015, SHB triển khai nhiều dự án lớn về công tác tổ chức nhân sự như: Dự án đánh giá hiệu quả công việc (KPI), dự án xây dựng hệ thống Chức năng nhiệm vụ, tái cấu trúc tổ chức bộ máy, hệ thống chức danh, tiêu chuẩn chức danh và tái cấu trúc lại hệ thống chính sách chi trả lương theo hiệu quả thực hiện công việc… Chương trình quy hoạch đội ngũ nhân sự quản lý đã được triển khai từ năm 2014 góp phần tạo nguồn nhân sự tiềm năng. Việc lựa chọn các nhân tố có thành tích xuất sắc trong nhiều năm liền đưa vào danh sách quy hoạch cán bộ nguồn, đào tạo phát triển đội ngũ kế cận đã tạo động lực phát triển và chủ động nguồn nhân sự dự trữ.

 

Tiếp nối những thành tựu đã đạt được, SHB đang nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ/giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực:

 

(i) Hoàn thiện tổ chức bộ máy, hệ thống chức năng nhiệm vụ, quy trình và tiêu chuẩn chức danh;

(ii) Lập kế hoạch nguồn nhân lực trong dài hạn thông qua các chương trình nâng cao toàn diện chất lượng nguồn nhân lực: thu hút, quy hoạch, luân chuyển, bố trí sắp xếp, đánh giá, bồi dưỡng đội ngũ nhân sự tạo nguồn cán bộ kế cận;

(iii) Triển khai dự án phần mềm nhân sự đáp ứng yêu cầu quản lý, quản trị thông tin nhân sự;

(iv) Triển khai xây dựng và thực hiện hệ thống đánh giá hiệu quả công việc theo KPIs nhằm thúc đẩy tăng năng suất lao động;

(v)  Tái cấu trúc lại toàn bộ hệ thống thang bảng lương, trả lương theo chức danh và hiệu quả công việc của người lao động nhằm đảm bảo sử dụng đúng và phù hợp các chính sách đãi ngộ.

 

TÀI SẢN LỚN NHẤT CỦA CHÚNG TA LÀ NGUỒN NHÂN LỰC
Xác định tài sản trí tuệ, nguồn vốn con người đóng vai trò như là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển, trong thời gian tới SHB kiên định các chính sách thu hút hấp dẫn đồng thời xây dựng, bồi đắp văn hóa doanh nghiệp giàu bản sắc để CBNV yên tâm, tin tưởng gắn bó lâu dài với sự phát triển của SHB.

 

– Nguyễn Quang Huy. Phó Giám đốc Khối Quản trị & Phát triển Nguồn Nhân lực SHB –

 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers