adsads
su khac biet giua nguoi thanh cong va cuc ky thanh cong 3
Lượt Xem 276 K

Greg McKeown hiện làm việc tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Anh cũng là tác giả nhiều cuốn sách bán chạy theo danh sách của New York Times và là cây viết uy tín trên Harvard Business Review cũng như mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn. Trên LinkedIn, McKeown đã chia sẻ quan điểm về sự khác biệt giữa những người thành công và cực kỳ thành công.

 

Gần đây tôi có dịp gặp gỡ với một vị giám đốc khá nổi tiếng. Sau khi nghe tôi hỏi han về tình hình hiện tại, ông ta tuôn ra một tràng về những việc đang làm, từ những thay đổi trong công việc cho tới những chuyến du lịch và cả chuyện về con cái. Nghe có vẻ ông ta có một cuộc sống bận rộn, nhưng rất hài lòng.

 

Tuy nhiên đến khi tôi hỏi lại: “Thực sự thì dạo này ông sống thế nào?”, ông ta lập tức trở nên phiền muộn và trút hết nỗi lòng về những áp lực phải chịu đựng – sự mệt mỏi khi cố gắng làm tròn mọi nhiệm vụ và cả cảm giác rằng mình thậm chí không có đủ thời gian chơi cùng các con. Tóm lại, tuy lịch làm việc luôn kín, cuộc sống của ông lại không được lấp đầy. Hay nói cách khác, ông ấy, cũng như phần lớn chúng ta vậy, đang tự huyễn hoặc chính mình.

 

Chúng ta đều biết tới những hình mẫu lý tưởng luôn hết mình vì người khác, không bao giờ biết nói “không”, chỉ ngủ bốn tiếng một ngày và tự vắt kiệt sức mình để giúp được nhiều người nhất có thể. Bạn có thường xuyên nghe thấy người khác nói 

“Ôi tôi bận lắm” không? Thực ra đó chỉ là một cách khoe khoang trá hình mà thôi.

 

Ôm đồm nhiều việc sẽ bóp chết khả năng suy nghĩ và sáng tạo. Nếu không thì nó cũng kìm hãm những người giỏi, khiến họ không phát huy hết được khả năng của mình. Dưới đây là những quan niệm sai lầm khiến chúng ta không thể trở nên cực kỳ thành công.

 

1. Người thành công nói: “Nếu làm được, tôi sẽ làm”
Người cực kỳ thành công lại vô cùng kỹ lưỡng khi nhận lời làm việc gì đó

 

người thành công

Tỷ phú đầu tư nổi tiếng thế giới – Warren Buffett. Ảnh: Reuters 

 

Warren Buffet từng nói: “Sự khác nhau giữa người thành công và người cực kỳ thành công là người cực kỳ thành công nói không với hầu hết mọi việc.”

 

Nếu bạn còn nhớ, tôi từng viết trên Harvard Business Review rằng: “Hãy từ chối những việc làm không cần thiết, chỉ dành thời gian cho những việc thực sự quan trọng, rút ngắn thời gian các buổi họp và biết cách sẵn sàng từ bỏ các cơ hội. Rất ít người có đủ dũng khí để sống theo những nguyên tắc này, nhưng chính chúng lại tạo ra sự khác biệt cho những người cực kỳ thành công”.

 

2. Người thành công ngủ bốn tiếng một ngày
Người cực kỳ thành công nghỉ ngơi đầy đủ để luôn đạt hiệu suất cao nhất

Trong nghiên cứu nổi tiếng của K. Anders Ericsson về các nghệ sĩ violin, sau này được Malcolm Gladwell phổ biến rộng rãi thành “Quy tắc 10.000 giờ”, ông chỉ ra rằng những nghệ sĩ kiệt xuất nhất dành nhiều thời gian tập luyện hơn hẳn những người khác. Nhưng ít ai biết rằng yếu tố quan trọng thứ hai dẫn đến sự thành công của họ là giấc ngủ. Những nghệ sĩ violin hàng đầu ngủ trung bình 8,6 tiếng mỗi ngày.

 

3. Người thành công nghĩ giải trí chỉ làm phí thời gian
Người cực kỳ thành công cho rằng giải trí cần thiết cho sự sáng tạo

Ken Robinson đã dành cả đời mình để nghiên cứu về sự sáng tạo trong trường học. Ông đã quan sát thấy chính nhà trường đang dần giết chết sự sáng tạo của sinh viên, thay vì nuôi dưỡng và thúc đẩy nó qua các hoạt động vui chơi. “Nền giáo dục của chúng ta đang vắt kiệt tinh thần và sức lực của sinh viên, giống như cách mà thức ăn nhanh hủy hoại sức khỏe con người một cách từ từ. Trí tưởng tượng là nền tảng cho mọi thành tựu của con người”, ông nói.

 

4. Người thành công là người đầu tiên lên tiếng
Người cực kỳ thành công là người biết lắng nghe

Người nói nhiều chưa hẳn đã là người hiểu biết. Chính những người biết lắng nghe mới là người hiểu rõ mọi chuyện. Họ hiểu được những ẩn ý trong lời nói và nhìn thấu cả những sự việc chưa được tiết lộ.

 

5. Người thành công tập trung vào cạnh tranh
Người cực kỳ thành công chỉ tập trung vào những việc mình có thể làm tốt

Larry Gelwix – người được mệnh danh “Huấn luyện viên có nhiều trận thắng nhất nước Mỹ” từng dẫn dắt đội bóng bầu dục trường trung học Highland với thành tích 418 chiến thắng và chỉ để thua 10 trận trong suốt 36 năm. Một trong những câu hỏi ông yêu cầu các cầu thủ phải tự đặt ra cho mình là “Điều gì là thực sự quan trọng?”. Ông không muốn các học trò của mình bị phân tâm bởi đối thủ. Ông muốn họ chơi theo cách của riêng mình.

 

Tuần trước, tôi có tới thư viện Kennedy ở Boston, bang Massachusetts và đọc được một câu nói của cố tổng thống John F. Kennedy: “Kẻ thù lớn nhất của sự thật không phải là sự dối trá, âm mưu và giả tạo mà là sự lầm tưởng, ngoan cố và thiếu thực tế”.

 

Sự lầm tưởng này đã ăn sâu vào suy nghĩ của mọi người. Người thành công là người tài giỏi, có định hướng, luôn khao khát chiến thắng và nổi tiếng. Họ muốn làm tất cả mọi thứ và quan niệm rằng làm nhiều luôn tốt hơn làm ít. Tôi thường gọi họ là những người thiếu thực tế.

 

Đôi khi, bạn phải có đủ can đảm để bỏ đi những việc không thực sự cần thiết. Đây là sự đánh đổi giữa cái lợi trước mắt và thành quả về sau. Và đó chính là yếu tố làm nên sự khác biệt giữa người thành công và người cực kỳ thành công.

 

Theo Hà Tường – Báo VnExpress

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers