adsads
sofacompany su dot pha moi trong nen cong nghiep do noi that 3
Lượt Xem 5 K

 

Sofacompany sở hữu mọi công đoạn: từ khâu phát thảo thiết kế, sản xuất, kiểm định chất lượng, bán lẻ trực tuyến, đến vận chuyển, lắp đặt. Thương hiệu Sofacompany chứng minh tất cả mọi người đều có thể sở hữu những bộ bàn ghế sofa ưng ý, có thiết kế độc quyền với giá thành hợp lý.

Sofacompany – nơi niềm đam mê thiết kế nội thất được chắp cánh

Ở Sofacompany, tất cả mọi người được phép tự do sang tạo nên chiếc ghế mình yêu thích. Sử dụng  nguồn vật liệu cao cấp, Sofacompany mong muốn khách hàng hài lòng với những sản phẩm chất lượng và “đáng đồng tiền” mà họ đã bỏ ra.

“Chúng tôi luôn cố  gắng vì lợi ích của khách hàng – không chỉ về mặt thiết kế mà cả về giá cả.”

Sofacompany tin rằng ý tưởng kinh doanh này sẽ là một “cơn địa chấn” trong ngành công nghiệp đồ nội thất. “Chúng tôi luôn nỗ lực để công đoạn sản xuất và bán lẻ sẽ được hợp nhất với nhau và khoảng cách giữa người sản xuất/nhà máy  đến khách hàng sẽ ngày được rút ngắn hơn.

Sofacompany – khi chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng nhất

Tại Sofacompany, từng chiếc ghế sofa được sản xuất tại xưởng Việt Nam theo đúng tiêu chuẩn nghiêm ngặt xuất khẩu sang thị trường Châu Âu.

Sofacompany hiện đã có chuỗi cửa hàng, hơn 20 Showrooms tại 11 nước trên thế giới tập trung tại khu vực Bắc Âu (khối Scandinavian). Bạn có thể dễ dàng tìm mua những chiếc ghế của Sofacompany tại Đan Mạch, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đức, Na Uy, Bỉ,… Tất cả thiết kế và hình ảnh Sofacompany sử dụng đều là hình ảnh bản quyền, chụp trực tiếp tại nhà khách hàng hoặc studio của Sofacompany.

Nguyên vật liệu Sofacompany sử dụng dựa trên tinh thần tôn trọng môi trường và an toàn cho sức khỏe người dùng. Gỗ thông nhập từ New Zealand tại những khu rừng được cấp phép khai thác để đảm bảo độ cứng chắc của khung sườn và chất lượng ổn định.

Nệm ngồi, vải bọc đạt chứng chỉ không hóa chất độc hại, an toàn sức khỏe cho người sử dụng (được công nhận bởi các tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế).

Sofacompany – khi yếu tố con người là tài sản quý giá nhất

Với môi trường làm việc năng động, tràn đầy màu sắc, đa văn hóa, tự do và thỏa sức sáng tạo, chắc hẳn đây sẽ là một nơi chốn tuyệt vời để bạn có thể thỏa sức sáng tạo với niềm đam mê thiết kế nội thất của mình. Không chỉ môi trường làm việc đáng mơ ước mà nhân viên tại Sofacompany rất thân thiện, ấm áp, giúp đỡ nhau với một phong thái chuyên nghiệp và bạn còn được tạo điều kiện để phát huy thế mạnh của bản thân.

Những điều nhỏ nhặt tạo nên sự khác biệt.

Làm việc tại Sofacompany, tiêu chí tôn trọng bản quyền, tôn trọng chất xám và quá trình lao động sáng tạo nghiêm túc chính là điều không thể thiếu. Do đó, Sofacompany đầu tư phần lớn  vào những người thợ thủ công lành nghề người Việt Nam tại nhà máy đến những nhà thiết kế có tên tuổi tại Đan Mạch. Sofacompany đặt tầm quan trọng của sự sáng tạo cộng với một chút táo bạo trên tất cả thiết kế của mình. Với mạng lưới các nhà hoạch định xu hướng quốc tế và đội ngũ thiết kế tại Sofacompany thì Sofacompany đảm bảo rằng bộ sưu tập của mình luôn phản ánh những xu hướng mới nhất trong thiết kế nội thất.

 

Sau đây là một số nhà thiết kế nổi bật tại Sofacompany:

Cathrine Rudolph

Cathrine Rudolph chính là đại diện cho phái nữ của thương hiệu Sofacompany. Không những là một trong hai nhà sáng lập, cô còn mang đến những thiết kế được nhiều người yêu thích. Phong cách thiết kế của Cathrine mạnh về hoa văn vải vóc và xu hướng mới nhất về màu sắc lẫn chất liệu. Những chiếc ghế nổi tiếng của Cathrine là Vera, Thea, Alex, Ellen, Harry và Johan.

 

 

Christian Rudolph

Christian là một trong hai nhà đồng sáng lập nên thương hiệu Sofacompany. Khác với phần đông các nhà thiết kế, nền tảng kiến thức của Christian đến từ quá trình tự học và những chuyến trải nghiệm khắp thế giới. Một số thiết kế nổi bật của Christian Rudolph phải kể đến Anne, Herman, Conrad, Craig, Ella và Myra.

 

 

Emil Thorup

Emil Thorup cũng là một nhân vật khá nổi tiếng trong giới thiết kế. Vốn không được đào tạo từ trường lớp bài bản, nhưng sự đam mê dành cho thiết kế nội thất đã khiến anh giành được nhiều giải danh giá. Hai mẫu ghế làm nên thương hiệu của Emil là bộ Sixten và Salton.

 

Says Who

SAYS WHO là tên gọi của nhóm 2 nhà thiết kế trẻ Nikolaj và Kasper đến từ Đan Mạch. Cả 2 cùng đam mê phong cách nội thất Bắc Âu – những thiết kế tối giản, thanh lịch và mang tính ứng dụng cao. Một số chiếc ghế quen thuộc của SAYS WHO là Eddie, Marvin, Edna và Ella.

Một số vị trí đang tuyển dụng tại Sofacompany

Content Writer

Sourcing Manager 

IT – System Developer 

Graphic Designer 

Stylist

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers