adsads
2303.1.1
Lượt Xem 12 K

Quan hệ cấp trên – cấp dưới, là mối quan hệ được ràng buộc bởi công việc nhưng lại rất cần sự lắng nghe và thấu hiểu. Vì nếu chẳng may, gặp người cấp trên quá quắt, không biết động viên mà chỉ tập trung bới móc lỗi lầm, chì chiết nhân viên thì rất khó lòng để đi cùng nhau lâu dài. Nhưng mà trong công việc, chúng ta không thể dùng tình cảm để đánh giá mà phải thông qua những kết quả cụ thể. Và nếu công việc không hiệu quả, người sếp hoàn toàn có quyền được khiển trách, phê bình để yêu cầu cấp dưới thay đổi và hoàn thiện hơn. Nhưng ở góc độ của nhân viên, việc bị khiển trách thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực hơn, là nguyên nhân dẫn đến quyết định nhảy việc của rất nhiều người.

Vậy làm sao để có thể “công tư phân minh” để biết được đâu là người sếp tốt có thể đồng hành trên con đường dài. Vì rõ ràng, sếp là người có sức ảnh hưởng rất lớn đối với sự nghiệp của bạn. Đúng người, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều thứ, không chỉ trong chuyên môn mà còn là các kĩ năng mền khác. Họ cũng chính là lực đẩy giúp bạn bền bỉ hơn trên hành trình dài của mình. Nhưng sai người, không chỉ mất thời gian mà còn ôm tâm lý ức chế, khó chịu và mệt mỏi.

 

Sếp tốt là người như thế nào? 

Sếp quá quắt: Liệu tôi có nên nhảy việc hay không?

Đây chính là điều bạn cần cân nhắc và làm rõ trước khi đưa ra quyết định có nên nhảy việc hay vẫn tiếp tục ở lại. Trong chương trình  truyền hình thực tế về việc gần đây, dưới cương vị giám khảo, Shark Hưng đã nhận mình là một người sếp khó tính, cầu toàn và cho rằng một người sếp khó tính mới là người sếp tốt.

Sự khó tính thể hiện ở việc cấp trên sẽ luôn đòi hỏi bạn làm tốt hơn, hoàn hảo hơn. Họ luôn đặt bạn ở vị trí cao hơn năng lực của bạn. Chẳng hạn, năng lực của bạn ở mức 5 nhưng họ sẽ yêu cầu bạn làm được 7. Khi bạn làm được 7, họ lại muốn bạn lên 8, 9. Hay khi bạn báo cáo công việc mà bản thân cảm thấy tương đối hài lòng, họ vẫn tìm ra được lỗi và đặt vấn đề để bạn xử lý, hoàn thiện. Không thể phủ nhận, làm việc với một sếp khó tính như vậy rất áp lực, căng thẳng, dường như bạn phải chạy đua mỗi ngày để hoàn thành tốt công việc được giao.

Thế nhưng, sự khó tính này sẽ mang đến những mặt tích cực mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy. Có áp lực thì mới có động lực. Nếu bạn mãi làm việc trong vùng an toàn, không có những mục tiêu cao hơn sẽ rất dễ nhàm chán, dậm chân tại chỗ. Điều này hoàn toàn bất lợi cho con đường sự nghiệp sau này. Khi sếp đặt ra kỳ vọng cao, bạn cần trau dồi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng để đạt được kỳ vọng đó.  Sau mỗi lần như vậy, bạn sẽ từng bước hoàn thiện bản thân, vững chuyên môn, thành thạo tay nghề và kỹ năng xử lý các tình huống cũng “thăng hạng”. Những người “trụ” được với các áp lực cao, với cấp trên khó tính cũng sẽ luyện được cho mình “tinh thần thép”. Sau này, dù thay đổi môi trường hay làm việc với người khác, bạn vẫn hoàn toàn tự tin để không bị tác động.

Sếp quá quắt: Liệu tôi có nên nhảy việc hay không?

Còn về người sếp quá quắt?

Con đường đi đến thành công của bạn sẽ có rất nhiều khó khăn khi rào cản lớn nhất đến từ người sếp khó ưa của mình. Đó là kiểu người tự phụ chỉ quan tâm đến việc đánh bóng tên tuổi của mình, hay tỏ ra hóng hách; chỉ chăm chăm vào những khuyết điểm của bạn mà không bao giờ công nhận những thành công và đóng góp mà bạn mang lại cho công ty. Đôi khi họ có xu hướng thể hiện quyền lực của mình bằng những hành động thiếu tế nhị và lời nói không dễ nghe. Chính vì vậy, hãy đứng lên bảo vệ mình và thẳng thắn trao đổi với người sếp. Bằng thái độ bình tĩnh, lời lẽ thuyết phuc, dẫn chứng đầy đủ có lẽ là công cụ đắc lực cho bạn trong công cuộc đòi lại quyền lợi của mình. Nếu may mắn thì hành động và lời nói của bạn sẽ là một lời thức tỉnh đến người sếp của bạn về sự phân minh giữa công việc và tính cách.

“Tại sao tất cả những người tài giỏi đều phải nhân hậu” – trích câu nói của một tổng biên tập quyền lực trong bộ phim “The Devil Wears Prada. Những người sếp tài giỏi họ có quyền đánh giá và nhận xét nhân viên của mình tuy nhiên cũng không vì điều ấy mà tỏ ra quá quắt một cách thiếu chuyên nghiệp. 

Vậy người sếp của bạn khó ưa hay khó tính? Nếu rơi vào trường hợp khó ưa, bạn có thể đứng lên đòi quyền lợi cho mình hoặc có thể nhảy việc, tìm kiếm một người sếp mới. Nhưng nếu cấp trên hiện tại của bạn là một vị sếp khó tính, cầu toàn, đừng vì những áp lực hay đuối sức mà vội vàng nhảy việc. Bởi đó chính là những thách thức cũng đồng thời là cơ hội dành cho bạn. Chỉ khi nào tự vượt qua những giới hạn của chính mình, bạn mới có thể chinh phục các mục tiêu cao hơn. 

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà quyết định dường như dựa nhiều vào cảm xúc hơn là lý trí. Họ có thể là những người dễ nổi nóng, hoặc ngược lại, quá dễ dàng trong việc tha thứ và bỏ qua lỗi lầm của nhân viên. 

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình sẽ khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty. Vậy sự công nhận trong công việc là gì mà có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất làm việc đến vậy? Cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé.

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm. Trong bối cảnh thị trường kinh tế bất ổn hiện nay, sự bấp bênh về thưởng Tết tháng 13 khiến nhiều người lo lắng về tài chính cuối năm. Cùng VietnamWorks học ngay cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng “ăn Tết” trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang chán việc và phân vân không biết có nên đổi việc hay không thì hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết có nên nhảy việc cuối năm không thì tham khảo ngay bài viết này nhé. VietnamWorks sẽ phân tích cụ thể những cơ hội và rủi ro giúp bạn chọn được quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân.

Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà quyết định dường như dựa nhiều vào cảm xúc hơn là lý trí. Họ có thể là những người dễ nổi nóng, hoặc ngược lại, quá dễ dàng trong việc tha thứ và bỏ qua lỗi lầm của nhân viên. 

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình sẽ khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty. Vậy sự công nhận trong công việc là gì mà có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất làm việc đến vậy? Cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé.

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm. Trong bối cảnh thị trường kinh tế bất ổn hiện nay, sự bấp bênh về thưởng Tết tháng 13 khiến nhiều người lo lắng về tài chính cuối năm. Cùng VietnamWorks học ngay cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng “ăn Tết” trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang chán việc và phân vân không biết có nên đổi việc hay không thì hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết có nên nhảy việc cuối năm không thì tham khảo ngay bài viết này nhé. VietnamWorks sẽ phân tích cụ thể những cơ hội và rủi ro giúp bạn chọn được quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers