adsads
0605.2
Lượt Xem 3 K

Chỉ trong vòng vài tháng, Covid-19 đã làm đảo lộn cuộc sống thường ngày của người dân trên toàn thế giới. Dịch bệnh cũng giáng đòn nặng nề lên nền kinh tế, khiến cho hàng triệu lao động phải làm việc tại nhà, thậm chí là mất việc. Kể cả khi khủng hoảng qua đi, văn hóa công sở cũng sẽ không hoàn toàn giống như chiếc kia nữa.

 

Làm việc tại văn phòng chỉ còn mang tính biểu tượng

Theo Brent Capron – giám đốc thiết kế nội thất tại Perkins and Will, mọi người sẽ phân chia lại thời gian giữa làm tại nhà và làm tại văn phòng.

“Mọi người sẽ vẫn đi làm, nhưng thời gian bạn ở gần đồng nghiệp và tuần làm việc của bạn sẽ là sự thay đổi lớn nhất”, ông nói.

Khi số người làm việc tại nhà tăng lên, các công ty có thể sẽ mở chi nhánh địa phương hoặc không gian làm việc chung cho nhân viên. Trụ sở công ty sẽ chỉ còn mang tính biểu tượng, là công cụ để các công ty có đủ ngân sách và nhân lực thúc đẩy độ nhận diện thương hiệu và sức ảnh hưởng trong nền kinh tế.

Làm việc sau đại dịch: Người lao động sẽ làm việc trong môi trường khác

 

Các cuộc họp bị thay thế bởi email, tin nhắn

Nadjia Yousif – giám đốc điều hành chi nhánh London của Tập đoàn Tư vấn Boston – dự đoán, mọi người sẽ ít họp hành hơn trong tương lai.

Theo bà, đại dịch lần này khiến cho những người không quen ứng dụng công nghệ trong công việc chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài thích nghi. Thậm chí, một số nhân viên đã làm việc hiệu quả hơn nhờ nó.

“Mọi người đã kiên nhẫn hơn trong việc học hỏi và thực hành công nghệ mới, bởi vì họ buộc phải thích nghi”, Yousif nói. “Tôi nghĩ chúng ta đều đã được trau dồi để làm việc từ xa”.

Trong tương lai, những cuộc họp sẽ dần biến mất và nhường chỗ cho email, trước khi chuyển sang hình thức nhắn tin. Đối với những người không làm việc tại trụ sở chính, họ sẽ dùng video thay vì gọi điện hoặc gặp mặt trực tiếp. Theo Yousif, điều này sẽ giúp các đồng nghiệp tin tưởng nhau hơn.

 

Các chuyến công tác sẽ ít dần đi

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc đi lại tạm thời bị gián đoán, buộc các công ty phải sử dụng hình thức liên lạc từ xa. Nhiều chuyên gia tin rằng những chuyến công tác sẽ ít dần đi trong tương lai, giúp các công ty cắt giảm chi phí và cân đối ngân sách.

Gary Leff – một chuyên gia trong ngành du lịch – cho biết, các cuộc hội thảo lớn sẽ bị hạn chế trong tương lai gần, do đó mọi người không cần phải đi công tác quá nhiều nữa. Dịch Covid-19 đã chứng minh các công ty hoàn toàn có thể họp trực tuyến qua video.

 

Thiết kế văn phòng thay đổi

Khi các tòa nhà làm việc chỉ còn mang tính biểu tượng, chúng sẽ là nơi gặp gỡ chính của mọi người. Do đó, các công ty sẽ trang bị nhiều không gian chúng để tổ chức hội thảo và các sự kiện quan trọng.

Ngoài ra, họ cũng sẽ duy trì không gian làm việc mở để tiết kiệm chi phí mặt bằng, nhưng theo một cách rất khác. Bàn ghế sẽ được đặt xa sau, đồ vệ sinh như dung dịch rửa tay hay khăn ướt sẽ được trang bị đầy đủ. Chỗ ngồi tùy ý sẽ biến mất, bởi người lao động muốn có một không gian làm việc của mình để họ có thể lau dọn sạch sẽ hàng ngày.

Công nghệ cũng sẽ được áp dụng để nhân viên không phải chạm tay quá nhiều lên bề mặt chung, chẳng hạn như vòi rửa tay tự động, cửa cảm biến, thang máy điều khiển bằng giọng nói.

 

Đồng nghiệp trở nên thân thiết hơn với nhau

Một trong những điểm sáng của đại dịch lần này là nó củng cố thêm mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau.

“Trước đây, chúng ta đã không nhận ra việc được gặp gỡ đồng nghiệp mỗi ngày quý giá đến mức nào. Mọi người sẽ trở nên thân thiết hơn sau khi quay trở lại làm việc”, Lakshmi Rengarajan – nhà tư vấn tại WeWork – nói.

Làm việc sau đại dịch: Người lao động sẽ làm việc trong môi trường khác

Theo nhà tâm lý học Adam Grant, mọi người sẽ từ bỏ thói quen nhắn tin để trò chuyện trực tiếp với đồng nghiệp. Tình bạn giữa những người đồng nghiệp cùng nhau sát cánh vượt qua đại dịch sẽ càng thêm gắn bó và thấu hiểu hơn.

Rengarajan cũng dự đoán, những cử chỉ thân thiện như gật đầu, cười mỉm, giao tiếp bằng mắt, lắng nghe sẽ trở nên phổ biến hơn.

 

Khẩu trang trở thành một phụ kiện thiết yếu

Sau đợt dịch này, khẩu trang sẽ trở thành phụ kiện bắt buộc tại nơi công sở, đặc biệt là ở các công ty đông người. Đây là cơ hội để ngành dệt may cải tiến khẩu trang sao cho sản phẩm này đem lại cảm giác sành điệu và dễ chịu.

Những người thường xuyên phải họp trực tuyến qua video sẽ chú trọng hơn tới tính thời trang của khẩu trang và chọn các sản phẩm có màu sắc, họa tiết và kiểu dáng khiến mình nổi bật

“Nếu phải làm việc trực tuyến nhiều hơn, tôi nghĩ mọi người sẽ để ý cách mà họ xuất hiện trước màn hình”, Natalie Nudell – một nhà nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Thời trang tại New York – dự đoán.

 

Văn hóa “làm việc 8 tiếng” sẽ đi vào dĩ vãng

Khi chuyển sang làm việc tại nhà, các lãnh đạo sẽ thay đổi quy định để nhân viên bắt đầu và kết thúc một ngày làm việc của mình thoải mái hơn.

“Hầu hết các công việc văn phòng đều có thể làm tại nhà, và với sự trợ giúp của công nghệ, giờ làm việc của mọi người có thể trở nên linh hoạt hơn”, Julia Kratz – một huấn luyện viên nghề nghiệp – cho biết.

Theo bà, các công ty sẽ quản lý nhân viên bằng niềm tin và sự tôn trọng. Họ sẽ cần tới những quy định cụ thể về thời gian làm việc trên văn phòng và thời gian làm việc online. Ngoài ra, nhân viên và sếp cũng phải làm việc chặt chẽ với nhau để đảm bảo không ai bị cảm thấy áp lực phải trả lời email và tin nhắn cả ngày.

Làm việc sau đại dịch: Người lao động sẽ làm việc trong môi trường khác

 

Làm việc từ xa sẽ được hưởng trợ cấp

Tại công ty thương mại điện tử Shopify, nhân viên được trợ cấp 1.000 USD để mua đồ dùng cần thiết giúp làm việc tại nhà. Trong khi đó ở Twitter, tất cả mọi người, kể cả nhân viên làm việc theo giờ, đều được cấp tiền để mua bàn ghế và gối tựa.

Khi xu hướng làm việc tại nhà phổ biến hơn, các công ty sẽ sẵn sàng thêm khoản trợ cấp này cho nhân viên của mình. Theo nghiên cứu từ Global Workplace Analytics, các công ty có thể tiết kiệm 11.000 USD/người/năm khi cho phép nhân viên làm việc bán thời gian tại nhà.

 

Vị trí quản lý cấp trung có thể bị cắt giảm mãi mãi

Trong nhiều tháng tới, chúng ta có thể sẽ thấy một số lượng lớn quản lý cấp trung bị cắt giảm.

“Nhiều công ty sẽ thấy các quản lý cấp trung là không cần thiết”, John Sculley – cựu CEO Apple – dự đoán.

Nhiều người lại lạc quan trong rằng nhu cầu quản lý cấp cao sẽ gia tăng khi đại dịch kết thúc, bởi các công ty đều muốn tập trung thúc đẩy năng suất. Tuy nhiên, mọi người cũng lo ngại việc thiếu hụt quản lý có thể dẫn tới nhiều sai sót.

“Tôi nghĩ ở đâu cũng có nhu cầu tuyển quản lý giỏi”, Jane Oates – giám đốc WorkingNation – cho biết. “Bạn không thể có nhân lực tốt thiếu những người quản lý giỏi.”

 

Tự động hóa sẽ tăng tốc

Đại dịch Covid-19 càng khiến nhiều người lo sợ robot sẽ thay thế công việc của con người. Vì giãn cách xã hội, từ nhà hàng cho đến cửa hàng bán lẻ đều tìm cách để hoạt động mà cần đến nhiều nhân viên. Chưa kể, robot thì không thể bị ốm.

Suốt nhiều năm qua, các công ty đã thử sử dụng robot để sản xuất dây chuyền và giao hàng. Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra rằng loại robot này cũng phù hợp hơn trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

“Các công ty đang áp dụng công nghệ nhanh hơn, tự động hóa nhanh hơn. Liệu chúng ta có đang nhìn thấy một tương lai con người thất nghiệp hàng loạt? Chúng tôi cũng không biết nữa”, Jake Schwartz – CEO của General Assembly – cho biết.

 

 

— HR Insider/Theo Cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers