adsads
20 1200x900
Lượt Xem 12 K

Mỗi con người chúng ta đều thường xuyên đưa ra quyết định trong cuộc sống của bản thân của mình: quyết định học ngành nào, quyết định chọn trường đại học nào, quyết định đi làm công việc nào, quyết định lối sống và phong cách cho bản thân,… hay những quyết định nhỏ nhặt trong cuộc sống: tốt nay ăn gì? quyết định xem bạn sẽ chọn đôi giày hay kiểu tóc nào?

Mỗi một quyết định đều mang tính chất thay đổi cả cuộc đời của con người. Hơn thế nữa, trong doanh nghiệp, mỗi quyết định của nhà quản trị cũng cần phải cân nhắc kỹ càng, vì mỗi quyết định của họ có thể dẫn tới sự thành công của doanh nghiệp hoặc dẫn tới sự thất bại của một doanh nghiệp. Do đó, có thể nói rằng việc quyết định gần như là việc quan trọng của mỗi con người. Nên kỹ năng đưa ra quyết định là một chuyện vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Vậy, kỹ năng ra quyết định là gì? Những yếu tố nào tác động đến việc ra quyết định?

Ra quyết định là gì?

Ra quyết định là một quá trình hoạt động của não bộ con người, lựa chọn phương án khả thi nhất để thực hiện trong vô số phương án được đưa ra. Việc đưa ra quyết định phải dựa trên những cơ sở lý giải và quá trình phân tích để có sự chọn lựa phù hợp nhất.

Trong doanh nghiệp, nhà quản trị đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới cục diện của doanh nghiệp, nếu là đường lối rõ ràng thì công việc của người lao động sẽ ổn định hơn, ngược lại, người lao động có thể sẽ bỏ việc vì không tin tưởng trong việc quyết định của nhà lãnh đạo. Vậy nên, mỗi quyết định của nhà quản trị sẽ mang tầm quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn, hạn chế được rủi ro trong công việc, và hơn hết, họ phải đưa ra quyết định trong thời gian ngắn.

Nếu nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn, thì họ sẽ dễ dàng nhận được sự nể trọng của nhân viên. Vậy, những yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định?

Xem thêm: Những kỹ năng mềm quan trọng chốn công sở quyết định đến sự thành bại của bạn

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định

Nguồn thông tin

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của cả quá trình đưa ra quyết định. Nếu bạn không có đầy đủ dữ liệu thông tin và mức độ chính xác về việc cần phải quyết định, bạn sẽ không thể đưa được những quyết định sáng suốt. Đây là trường hợp thường thấy ở trong doanh nghiệp, có không ít nhân viên thường đưa ra những quyết định nhanh chóng nhằm để công việc không bị ngưng trệ nhưng thường những quyết định đó đem lại nhiều lỗi sai. 

Trường hợp này hay có những sai sót do thiếu hụt về kiến thức, hay những thông tin chuyên môn trong những vấn đề quan trọng. Để tránh mang lại rủi ro, bạn cần tóm tắt lại những thông tin cần thiết trước khi đưa ra quyết định, như: nguồn thông tin về sự việc/ chủ đề này sẽ tìm thấy ở đâu? Nguồn thông tin đó chất lượng hay không? Mối quan tâm chính của sự việc/ chủ đề là gì? Những tác động, yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài?

Những nguồn thông tin chắc chắn sẽ giúp bạn đưa ra một quyết định đúng, đó là khi các quyết định được đưa ra trong điều kiện bạn có đủ các thông tin và bạn đã có sẵn kết quả của quyết định đó. Ngoài ra, bạn cần nên chuẩn bị thêm các sự lựa chọn thay thế khác cũng như biết được những điều kiện, hậu quả của những quyết định đó. Vậy nên, bạn cần đảm bảo cho việc thông tin bạn biết càng ít mơ hồ càng tốt thì khả năng bạn sẽ đưa ra một quyết định tồi tương đối thấp.

Mức độ ưu tiên

Với khối lượng thông tin càng nhiều, sự lựa chọn sẽ càng trở nên đa dạng, khiến bạn phải đứng giữa ngã tư của việc đưa ra quyết định phức tạp với những thông tin khác nhau. Những lúc này, bạn buộc phải có một quyết định thông minh và phù hợp nhất. 

Bạn cần rèn luyện thói quen ưu tiên việc quan trọng trước, điều này giúp bạn không bị bối rối hoặc hoảng loạn trước những vấn đề cần cân nhắc giải quyết. Bạn sẽ tập được cách sắp xếp lại trình tự công việc, ưu tiên những việc cần quyết trước để đảm bảo chất lượng và tiến độ chung của công việc cá nhân và công việc đội nhóm.

Rủi ro

Trong mỗi quyết định đều ẩn chứa những rủi ro khác nhau, nhất là những yếu tố quan trọng, bạn cũng cần chú ý và thận trọng hơn đối với những quyết định này. Rủi ro có thể đến từ những nguyên nhân khác nhau, nhưng chúng thường được chia thành yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Có một số nguyên nhân bạn có thể can thiệp được bằng cách sửa đổi quá trình, nhưng cũng có những nguyên nhân mà bạn không thể can thiệp được.

Vậy nên, khi đưa ra một quyết định, bạn cũng cần lập danh sách những rủi ro có thể xảy ra, để nhận thức được tính nguy cơ của vấn đề được quyết định nhằm có phương án dự phòng cho những tình huống ngoài ý muốn. Hãy tiết kiệm nguồn lực, chủ động và tập trung vào những vấn đề bạn có thể thay đổi được hay can thiêp vào được, thay vì dành thời gian suy nghĩ cho vấn đề không thể kiểm soát.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers