adsads
phuong phap phong van cua nha dau tu noi tieng o pho wall 1
Lượt Xem 3 K

Nhà chiến lược đầu tư Michael Mauboussin nổi tiếng khắp thế giới tài chính với những phương pháp đầu tư mang tính đột phá. Ông đồng thời là tác giả quen thuộc đối với các nhà đầu tư trên phố Wall, đặc biệt với cuốn sách bán chạy gần đây mang tựa đề Phương Trình Thành Công (The Success Equation).

 

Theo Michael Mauboussin, làm thế nào để biết chính xác một ứng viên có mô tả đúng con người của anh ấy với những kinh nghiệm, kỹ năng và tính cách thật? Bởi sai lầm lựa chọn ứng viên có thể tốn kém rất nhiều chi phí, vì vậy là nhà đầu tư, ông tối thiểu rủi ro này bằng cách phỏng vấn ứng viên dựa trên phương pháp phỏng vấn mô tả hành vi. Phương pháp giúp chọn lọc những ứng viên tiềm năng có mức độ chính xác cao hơn.

 

Nền tảng của phương pháp phỏng vấn mô tả hành vi là đào sâu để đánh giá chính xác mức độ thực hiện trên nhiều công việc khác nhau của một ứng viên. Cụ thể, với kinh nghiệm phỏng vấn nhiều ứng viên, Michael Mauboussin chia sẻ 5 yếu tố cơ bản của phương pháp phỏng vấn mô tả hành vi. Đây cũng 5 bí quyết mà ông luôn sử dụng để phỏng vấn nhiều ứng viên.

 

  1. Liên tục hỏi ứng viên “tại sao” và “như thế nào”

Liên tục đào sâu ứng viên với những câu hỏi như “Bạn đã giải quyết vấn đề đó như thế nào?” Hay “Tại sao bạn lại chọn cách giải quyết này?” cho đến khi ứng viên không thể trả lời. Điều này có thể khiến ứng viên không thoải mái nhưng nhờ đó bạn sẽ biết được độ sâu về kiến thức hay kỹ năng anh ấy/cô ấy.

 

  1. Phỏng vấn 2-1

Tức 2 người sẽ cùng phỏng vấn 1 ứng viên. Trong đó, một người có nhiệm vụ đặt câu hỏi và người còn lại tập trung lắng nghe ứng viên trả lời. Sẽ rất khó và không hiệu quả để vừa lắng nghe và nội tâm hóa câu trả lời của ứng viên trong khi bạn cũng là người đặt một loạt câu hỏi.

 

  1. Phân công mỗi người phỏng vấn 1 kỹ năng

Thay vì 1 người hỏi ứng viên về một loạt kỹ năng khác nhau dễ gây nhầm lẫn, hãy phân công từng người có chuyên môn tương ứng để đặt câu hỏi cho ứng viên về kỹ năng đó. Mức độ đánh giá ứng viên sẽ chính xác hơn.

 

  1. Hỏi về ví dụ/tình huống cụ thể

Michael Mauboussin không bao giờ quên hỏi ứng viên ít nhất một câu hỏi về tình huống thực tế mô tả cho kỹ năng mà ông tìm kiếm. Với ông, câu hỏi thường xuyên là “Hãy kể tôi nghe về lần nào đó mà bạn đã sử dụng kỹ năng phân tích tài chính của mình.”.

 

  1. Đánh giá ứng viên ngay lập tức

Ngay sau khi phỏng vấn, hãy đánh giá ứng viên theo thang điểm số. Lúc này đánh giá và trải nghiệm với ứng viên còn mới và chính xác nhất. Càng trì hoãn, bạn sẽ càng quên những chi tiết của buổi phỏng vấn. Điều này ảnh hướng đến quyết định tuyển chọn ứng viên.

 

PCC1 Tuyển Dụng Trưởng Phòng Nhân Sự
Thu nhập lên đến 800,000,000 VND/năm. Ngoài ra còn được hỗ trợ mua nhà ở , căn hộ theo chính sách của công ty.

 

 >>> Gia Nhập Cùng PCC1 Ngay.

 

Công việc lương cao được HR Insider giới thiệu:
 

 

–  HR Insider / VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers