Việc bị từ chối tuyển dụng có thể xuất phát từ rất nhiều lý do, và việc biết được lý do cốt lõi sẽ giúp bạn rút kinh nghiệm cho lần ứng tuyển sau. Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc về những lý do khiến bản thân không trúng tuyển. VietnamWorks tổng hợp 11 lý do dẫn đến phỏng vấn thất bại và những lưu ý cho các cuộc phỏng vấn sau.này.
- 11 Lý do dẫn đến phỏng vấn thất bại bạn nên chú ý
Bạn hoàn toàn bị động với những câu hỏi của nhà tuyển dụng
Tuy đây không phải là dấu hiệu thể hiện buổi phỏng vấn thất bại nhưng nó thể hiện sự rụt rè, nhút nhát ở bạn. Đặc biệt, trong các cuộc trao đổi phỏng vấn, bạn không biết nên nói gì và hỏi gì thể hiện sự quan tâm của bạn đến vị trí ứng tuyển là chưa nhiều.
Khác với trường học, công ty là nơi bạn làm việc và trao đổi các đầu công việc với đồng nghiệp khá thường xuyên. Các cuộc phỏng vấn cũng là một bài kiểm tra đánh giá sự nhanh nhẹn ở bạn. Nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những ứng viên tự tin chia sẻ quan điểm, từ đó dễ dàng khai thác và đánh giá năng lực của ứng viên.
Tránh việc “hỏi gì nói đó” trong phỏng vấn mà thay vào đó bạn hãy tưởng tượng đây là một cuộc trao đổi, thỏa thuận với đồng nghiệp. Tự tin nêu lên những ý kiến, quan điểm của bản thân, chủ động tìm hiểu và trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi đến người phỏng vấn.
Câu trả lời của bạn quá rập khuôn và sáo rỗng
Đa phần các câu trả lời rập khuôn và sáo rộng xuất phát từ việc bạn quá căng thẳng. Các câu trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi khiến nhà tuyển dụng lặp đi lặp lại câu hỏi và mất nhiều thời gian để ứng viên trả lời đúng trọng tâm. Các câu trả lời có sẵn trên mạng khiến bạn như đang học vẹt và không thể hiện được sự nổi bật của bạn giữa các ứng viên khác.
Trước khi phỏng vấn hãy hít thở sâu và giữ bình tĩnh trả lời câu hỏi một cách chính xác. Điều mà nhà tuyển dụng tìm kiếm là những ứng viên có ý tưởng sáng tạo trong câu trả lời, thể hiện bạn là người có năng lực và am hiểu sâu.
Đề cập sự tiêu cực từ người sếp cũ
Những câu chê bai tiêu cực về công ty và sếp cũ là việc cần tránh và không nên nhắc lại. Không một nhà tuyển dụng nào muốn lắng nghe những phàn nàn của bạn về công ty cũ cả. Nếu các nhà tuyển dụng hỏi về công ty cũ, hãy trả lời một cách thông minh và khôn ngoan.
Hãy thể hiện lòng biết ơn về những bài học bạn trải nghiệm ở công ty cũ, thể hiện bản thân mong muốn được học hỏi những cái mới, thử thách mới. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người chịu khó và luôn cố gắng phát triển bản thân, có tinh thần học hỏi cao.
“Chém gió” về những thành tựu trong công việc
Bạn “chém gió” quá nhiều về thành tựu trong công việc, thông qua kinh nghiệm nhà tuyển dụng chỉ cần hỏi sâu về những thành tựu này cũng có thể xác nhận được việc bạn đang nói thật hay không.
Vì vậy, tự tin trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng bằng năng lực của bản thân là điểm cộng trong phỏng vấn. Không cần nói quá nhiều về thành tựu vì nó có thể khiến bạn trở nên giống người hay khoe khoang.
Sử dụng ngôn từ không phù hợp
Không áp dụng ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày vào giao tiếp trong phỏng vấn. Các ngôn từ nên thể hiện sự tôn trọng, nghiêm túc với nhà tuyển dụng. Việc khéo léo sử dụng ngôn từ cũng là một cách đánh giá về con người của bạn.
Bạn thể hiện sự không hài lòng khi nghe mức lương
Mức lương luôn là câu hỏi được quan tâm và là vấn đề khá nhạy cảm. Nếu ứng viên yêu cầu mức lương quá cao so với vị trí cần tìm kiếm của công ty thì đó cũng là lý do khiến bạn phỏng vấn thất bại. Hoặc nếu nhà tuyển dụng đặt ra mức lương dựa vào kinh nghiệm của bạn quá thấp so với kỳ vọng, thì việc thất vọng là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, bạn nên giữ vững thái độ bình tĩnh, không nên thể hiện sự khó chịu ra bên ngoài. Hãy trao đổi thêm và nêu lên những lý do bạn xứng đáng có được mức lương này. Hai bên sẽ dễ dàng thỏa thuận mức lương phù hợp.
Bạn không đáp ứng được những kỹ năng nhà tuyển dụng đề cập
Đây là lý do phỏng vấn thất bại rõ nhất cho bạn. Nhà tuyển dụng sau khi tìm hiểu sẽ đánh giá được kỹ năng và dễ dàng ra quyết định. Thay vì từ chối trực tiếp, họ sẽ đưa ra những nhận xét và những yêu cầu họ mong muốn cho vị trí.
Tuy điều này khiến bạn dễ thất vọng nhưng chúng giúp bạn nhận ra những điểm yếu và thiếu sót ở bản thân. Tiếp thu những nhận xét để kịp thời bổ sung những thiếu sót cho các buổi phỏng vấn khác.
Không đặt câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng
Cuối mỗi buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn đặt câu hỏi : “Bạn có đặt câu hỏi nào cho chúng tôi không?”. Câu trả lời không thể hiện sự hời hợt và không quan tâm đến vị trí ứng tuyển.
Phỏng vấn là cuộc trao đổi đôi bên cùng có lợi. Nhà tuyển dụng đánh giá cao các ứng viên có câu hỏi hay, hãy tìm hiểu kĩ về công ty, tránh hỏi những câu hỏi có sẵn thông tin trên mạng như Công ty tên gì, địa chỉ công ty, số điện thoại công ty,…
Nên đặt những câu hỏi thể hiện sự quan tâm đến công ty như chính sách lương thưởng, văn hóa công ty, vị trí có những đầu công việc như thế nào,…
Bạn đến buổi phỏng vấn muộn
Đến phỏng vấn muộn khiến nhà tuyển dụng chờ đợi là điểm trừ lớn cho bạn. Các lý do như: không tìm thấy đường, ngủ dậy trễ, xe bị hư, tắc đường,… là những lý do không thể chấp nhận được. Việc này thể hiện bạn là người không quản lý tốt về thời gian.
Hãy đảm bảo bạn chuẩn bị trước những tình huống có thể xảy ra để canh thời gian đến phỏng vấn đúng giờ. Đảm bảo đến trước 15 phút trước buổi hẹn để chuẩn bị tốt nhất và tạo được ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.
Bạn không cảm ơn sau khi kết thúc buổi phỏng vấn
Lời cảm ơn thể hiện được cách ứng xử của bạn đối với người đối diện. Lời cảm ơn mang nhiều ý nghĩa giúp bạn thể hiện thái độ tôn trọng và lịch sử với nhà tuyển dụng. Dành lời cảm ơn họ đã sắp xếp thời gian phỏng vấn cho biết bạn trân trọng và mong muốn được hợp tác cùng công ty. Vì vậy, nếu không cảm ơn sau khi kết thúc buổi phỏng vấn khiến bạn trở thành người ứng xử kém.
Bạn chỉ tập trung vào việc thể hiện bản thân
Trong cuộc phỏng vấn, bạn luôn thể hiện cái tôi tự cao tự đại, sử dụng từ “tôi” quá nhiều khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu. Bạn chỉ tập trung vào những cái bạn có và không thể hiện bản thân đã đóng góp thành tựu gì cho công ty. Thể hiện cái tôi ích kỷ và kỹ năng làm việc nhóm kém là lý do phỏng vấn thất bại.
Vì vậy, hãy tập trung vào những kỹ năng cụ thể cùng thành tựu đi kèm. Nhà tuyển dụng dễ hình dung được những đóng góp của bạn dành cho công ty.
Phỏng vấn là một bước quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm, nhưng không phải ai cũng thành công. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 11 Lý Do Dẫn Đến Phỏng Vấn Thất Bại Các Ứng Viên Cần Lưu Ý. Một trong những lý do phổ biến nhất là thiếu sự chuẩn bị, đặc biệt là khi ứng viên không hiểu rõ về công việc mà mình ứng tuyển. Nếu bạn đang tìm kiếm tuyển chăm sóc khách hàng, hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu kỹ về vai trò này.
Ngoài ra, việc ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng merchandiser cũng đòi hỏi bạn phải nắm vững các kiến thức về ngành hàng và thị trường. Nhiều công ty lớn như PwC tuyển dụng hay Ricons tuyển dụng sẽ đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn, vì vậy hãy chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn.
Không thể không nhắc đến SHB tuyển dụng, nơi mà sự chuyên nghiệp và sự tự tin là yếu tố quyết định. Nếu bạn đang tìm tuyển lái xe container xe đầu kéo mới, hãy chắc chắn bạn có đầy đủ giấy tờ và kinh nghiệm cần thiết. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các việc làm tiếng Trung Bình Dương hoặc việc làm phổ thông tại Bà Rịa – Vũng Tàu để có thêm nhiều lựa chọn trong sự nghiệp của mình. Đừng quên tìm hiểu về việc làm Ninh Thuận để không bỏ lỡ những cơ hội hấp dẫn khác.
Phỏng vấn thất bại là chuyện bình thường của mỗi người. Quan trọng là bạn học được gì và rút kinh nghiệm như thế nào. Mong rằng, VietnamWorks đã giúp bạn tìm ra được những lý do khiến bạn phỏng vấn thất bại. Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn để giúp bạn cải thiện và phát triển bản thân trong tương lai.
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: SGS tuyển dụng, Bureau Veritas tuyển dụng, tuyển dụng Hasaki, Rita Võ tuyển dụng, Innisfree tuyển dụng, L’Oreal tuyển dụng, Shiseido tuyển dụng và Sociolla tuyển dụng.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.