adsads
Phong cách lãnh đạo độc đoán
Lượt Xem 2 K

Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì?

Độc đoán là tính từ thường dùng để chỉ những người có phong cách làm việc và ứng xử thường sử dụng quyền lực để áp đặt ý kiến cá nhân lên người khác.

Như vậy phong cách lãnh đạo độc đoánkiểu lãnh đạo người khác bằng việc kiểm soát độc lập với mọi quyết định và rất ít khi tiếp thu ý kiến đóng góp của người khác. Họ luôn cho bản thân mình là trung tâm và thành viên khác có nhiệm vụ xoay quanh họ và thực hiện theo chỉ thị họ đưa ra.

Về bản chất, phong cách lãnh đạo độc đoán hay còn gọi là phong cách chuyên quyền hoàn toàn đối lập với phong cách lãnh đạo dân chủ.

Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán

Đặc điểm nổi bật của phong cách lãnh đạo độc đoán

Quyết đoán, tự tin

Những nhà lãnh đạo mang phong cách độc đoán thường có phong thái tự tin và luôn tin tưởng vào những quyết định của mình. Họ thường linh hoạt trong việc tự mình đưa ra quyết định mà không cần phụ thuộc vào ai.

Tuy nhiên, sự tự tin thái quá thì cũng sẽ không tốt khi nó có thể dẫn đến việc cản trở năng suất của các cá nhân hay tiêu cực đến văn hoá doanh nghiệp. Thậm chí nó cũng có thể dẫn đến sự sụp đổ của một tổ chức. Đặc biệt là trong môi trường làm việc có nhiều thế hệ trẻ năng động, thích sự sáng tạo. Một môi trường làm việc quá độc đoán và ngột ngạt dễ khiến họ rời đi.

Đặc điểm nổi bật của phong cách lãnh đạo độc đoán

Đặc điểm nổi bật của phong cách lãnh đạo độc đoán

Có quy tắc rõ ràng

Những người có phong cách lãnh đạo độc đoán thường sẽ có những quy tắc riêng cũng rõ ràng, do đó có thể điều hướng mọi thứ diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sự sáng tạo và ý kiến đóng góp của các thành viên khó được ghi nhận và khiến lãnh đạo bỏ qua những ý tưởng tuyệt vời.

Đưa ra hầu hết các quyết định

Nhà lãnh đạo độc đoán thường đưa ra hầu hết các quyết định và ít khi nhân viên được phản hồi đóng góp ý kiện. Nhờ đó quyết định sẽ được đưa ra nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hiệu quả. Tuy nhiên, điều này sẽ không thúc đẩy tinh thần đồng đội của nhóm. 

Như vậy dễ dẫn đến việc nhân viên sẽ cảm thấy mình không được tin tưởng giao cho những quyết định hay nhiệm vụ quan trọng. Họ sẽ đặt ra những câu hỏi về giá trị mà mình mang lại cho công ty. Điều này dễ khiến tinh thần nhân viên xuống cấp và muốn bỏ việc, đặc biệt là nhân viên mới.

Môi trường cứng nhắc

Với phong cách lãnh đạo độc đoán thì môi trường làm việc có cấu trúc chặt chẽ và nghiệp ngặt, có khi đến mức quá cứng nhắc. Điều này gây thêm áp lực cho nhân viên cũng có thể là động lực thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc tốt hơn.

Ví dụ chi tiết về phong cách lãnh đạo độc đoán

Steve Jobs – một doanh nhân, sáng chế người Mỹ, cựu tổng giám đốc điều hành của Apple chính là ví dụ điển hình đại diện cho người có phong cách lãnh đạo độc đoán.

Ông có một câu nói rất nổi tiếng: “Dân chủ không tạo nên những sản phẩm tuyệt vời. Để làm được điều đó, anh cần một nhà độc tài thông thái”. Câu nói ấy đã thể hiện phong cách lãnh đạo đậm chất độc đoán của ông. Ông có thái độ rất quyết liệt với ý kiến của các chuyên gia và chỉ hành động theo ý kiến riêng của bản thân mình. Chính sự độc đoán của mình, ông đã tạo lên được những thành công lớn và rất đặc biệt. Ông rất quyết đoán với các quyết định của mình, ông bỏ ngoài tai tất cả những phản đối của người ngoài. Ông tới Apple khi nơi đây đang rơi vào khủng hoảng, giá cổ phiếu thấp trầm trọng, nhờ những quyết định dứt khoát của mình, ông đã cứu Apple một bàn thua trông thấy và đưa để chế này phát triển vượt bậc như ngày nay.

Ví dụ chi tiết về phong cách lãnh đạo độc đoán Steve Jobs - một doanh nhân

Ví dụ chi tiết về phong cách lãnh đạo độc đoán Steve Jobs – một doanh nhân

Ưu, nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

Đối với mỗi phong cách lãnh đạo đều sẽ có những đặc điểm khác nhau, tuy nhiên các phong cách này đều sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Dưới đây chính là những ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán:

Ưu điểm

  • Quyết định nhanh chóng, dứt khoát: Nhà lãnh đạo mang phong cách độc đoán có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và bắt đầu thực hiện mà không phải thảo luận hay đợi chờ những phản hồi khác từ các thành viên. Do đó, các tình huống khẩn cấp cần phải đưa ra quyết định nhanh chóng thì phong cách này thực sự phù hợp.
  • Chuỗi mệnh lệnh rõ ràng: Nhà lãnh đạo độc đoán thường thiết lập các quy tắc rõ ràng để hợp lý hóa quá trình liên lạc. Điều này giúp nhân viên biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào, nhờ đó cải thiện được hiệu suất của tổ chức và nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong công việc.
  • Quản lý khủng hoảng: Một nhà lãnh đạo độc đoán có thể ra lệnh, quyết định một cách cực nhanh chóng và điều chỉnh các phương pháp tiếp cận mà không cần phải xem xét hay phụ thuộc vào ý kiến của bất kỳ ai. Điều này đặc biệt linh hoạt trong các tình huống khủng hoảng hoặc quyết định có tính áp lực cao.
  • Bù đắp sự thiếu kinh nghiệm hoặc lỗ hổng kỹ năng của các thành viên: Bằng cách cung cấp những hướng dẫn, giám sát và phương hướng rõ ràng, nhà lãnh đạo độc đoán có thể tăng tốc được thời gian hoàn thành mà không mắc phải những sai lầm do những thành viên còn thiếu kinh nghiệm.

Nhược điểm

  • Giảm tinh thần đồng đội: Phong cách lãnh đạo độc đoán thường làm phớt lờ ý kiến của các thành viên trong nhóm. Điều này khiến họ mất hứng thú hay giảm sút tinh thần đồng đội và sự tự mãn có thể sẽ hình thành. Đặc biệt là những nhà lãnh đạo quá độc đoán thì có thể sẽ tạo ra cho nhân viên sự oán giận và lo lắng nhiều hơn về sự thất bại và không có động lực để làm việc.
  • Ý tưởng bị giới hạn: Nếu một nhóm chỉ dựa vào quan điểm của nhà lãnh đạo thì họ có thể sẽ bỏ qua những ý tưởng sáng tạo hoặc cơ hội tốt. Khi chi phối tất cả việc ra quyết định trong một nhóm thì nhà lãnh đạo độc đoán thường làm kìm hãm đi tổ chức của họ.
  • Kìm hãm sự phát triển của nhân viên: Mỗi nhóm có thể phát huy nhiều thế mạnh riêng khác nhau của từng thành viên và sử dụng trong những tình huống khác nhau. Tuy nhiên, với phong cách lãnh đạo độc đoán, họ không khuyến khích sự sáng tạo hoặc phương án giải quyết vấn đề của nhân viên. Điều này làm gây cản trở mọi người phát triển những kỹ năng mới và kìm hãm họ khám phá thêm về năng lực của bản thân.

Biện pháp cải thiện phong cách lãnh đạo độc đoán

Dưới đây là một số biện pháp cải thiện phong cách lãnh đạo độc đoán mà bạn có thể tham khảo:

  • Lắng nghe những ý kiến đóng góp: Mặc dù bạn có thể chỉ tin vào những suy nghĩ, quyết định của chính mình, song những người khác cũng cần được sự công nhận ý kiến của họ. Lắng nghe cấp dưới và những thành viên khác có thể sẽ giúp bạn tìm ra một hướng đi mới, đúng đắn hơn so với những suy nghĩ ban đầu của mình.
  • Thiết lập những quy định rõ ràng: Bạn cần thiết lập những quy định về nguyên tắc làm việc của mình và đảm bảo rằng những thành viên khác cũng sẽ tán thành và tình nguyện thực hiện nó.
  • Trở thành người lãnh đạo có tâm, có tầm: Để nhân viên tin cậy cũng như trao quyền quyết định, bạn cũng cần tuân thủ và thực hiện những nguyên tắc đã thiết lập trước đó của tập thể và tổ chức.
  • Hãy đưa ra các lời khuyên: Nên có sự đóng góp hoặc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của các thành viên trong nhóm, nếu có thể bạn nên cung cấp cho họ những kiến thức chuyên môn để giúp họ có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
  • Ghi nhận sự nỗ lực của nhân viên: Bất cứ ai cũng có thể sẽ bị mất động lực nếu sự cố gắng của mình không được công nhận và luôn bị khiển trách. Bạn đừng nên chỉ nhìn vào những sai lầm của họ mà hãy nhìn vào mặt tích cực để động viên, chắc chắn đó là những động lực để họ cố gắng.
Biện pháp cải thiện phong cách lãnh đạo độc đoán

Biện pháp cải thiện phong cách lãnh đạo độc đoán

Trên đây là những thông tin về phong cách lãnh đạo độc đoán mà HR Insider muốn gửi tới bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi. Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về phong cách lãnh đạo đặc biệt này. Đồng thời nắm được những ưu nhược điểm và có những cải thiện tích cực nếu như đang theo phong cách lãnh đạo này.

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của thịnh vượng và may mắn. 

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy Sales Pitch là gì và tại sao nó lại quan trọng trong quá trình chinh phục khách hàng? Nội dung bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA là gì và vì sao nó lại được nhiều người theo đuổi? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về chứng chỉ này và cách đạt được nó.

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ giúp người dùng đảm bảo quyền lợi và hạn chế những sai sót, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Phụ lục hợp đồng có những loại nào, nguyên tắc soạn thảo và ký kết phụ lục ra sao? Các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy học phần là gì, có những loại học phần nào và cách tính điểm ra sao? Cùng VietnamWorks HR Insider khám phá ở nội dung chi tiết dưới đây!

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của thịnh vượng và may mắn. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers