adsads
Untitled design 8
Lượt Xem 7 K

Phỏng vấn bằng tiếng Anh luôn là một thử thách, đòi hỏi ứng viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào phỏng vấn. Ngay cả khi trò chuyện về các chủ đề quen thuộc, việc giao tiếp bằng tiếng Anh cũng không phải là điều dễ dàng với tất cả các ứng viên. Nếu không có sự chuẩn bị trước, bạn sẽ dễ dàng lúng túng khi trả lời, thậm chí là không biết phải trả lời thế nào. Vậy, bí quyết cho một cuộc “small talk” thành công với nhà tuyển dụng trước buổi phỏng vấn là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

 

1. Small Talk là gì? Tầm quan trọng của “small talk” trước phỏng vấn

  • Small talk là gì? 

Small talk là một cuộc trò chuyện xã giao về những chủ đề không quan trọng nhưng gần gũi với đời sống hàng ngày, thường xảy ra giữa 2 người mới quen. Cũng chính vì những chủ đề gần gũi như thời tiết, tin tức thể thao, tình trạng giao thông, nó khiến mọi người dễ dàng bắt chuyện và cởi mở hơn khi tiếp xúc lần đầu với một người lạ.

“Small talk” là màn chào hỏi giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, khi 2 người lần đầu gặp gỡ và vẫn còn khoảng cách. Cuộc trò chuyện làm quen này sẽ giúp bầu không khí trở nên nhẹ nhàng và ứng viên sẽ có tâm trạng thoải mái hơn trước khi bước vào những phần quan trọng của buổi phỏng vấn. 

“Phá băng” hoàn hảo trong buổi phỏng vấn Tiếng Anh với chiến lược xử lý “small talk”

“Small talk” hiệu quả sẽ là một khởi đầu suôn sẻ cho cả buổi phỏng vấn

 

  • Tầm quan trọng của “small talk” trước buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh

Với người phỏng vấn, “small talk” là một cách “phá băng” hoàn hảo. Họ không chỉ muốn tuyển người có chuyên môn, mà còn tìm kiếm một đồng nghiệp, một người bạn, do đó việc giao tiếp từ những chủ đề nhỏ nhặt nhất rất quan trọng. Thông qua “small talk”, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn trên nhiều phương diện khác nhau. 

Đối với ứng viên, đây là cơ hội vàng để tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp trong mắt nhà tuyển dụng, ghi điểm với sự tự tin và thoải mái và khả năng phản xạ bằng tiếng Anh lưu loát. Việc tạo ấn tượng tốt đẹp ở đầu buổi phỏng vấn có thể khiến mọi thứ diễn ra theo chiều hướng tích cực hơn. Vậy, làm thế nào để bạn có thể tận dụng hội thoại xã giao tưởng chừng không quan trọng này để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?

Tham khảo thêm chiến thuật xử lý small talk trước phỏng vấn bằng tiếng Anh để biết cách tận dụng hội thoại xã giao tưởng chừng không quan trọng trở thành cơ hội gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tại khóa học Online “English For Job Interview – Tiếng Anh dành cho Phỏng vấn”, được biên soạn và sản xuất độc quyền bởi VietnamWorks Learning tại đây

 

2. 3 tips giúp bạn chuẩn bị tốt cho một buổi “small talk” trong ngày phỏng vấn

  • “How are you today?” – Dấu hiệu bắt đầu một buổi “small talk”

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu buổi phỏng vấn với câu hỏi “How are you today?” (Hôm nay bạn thế nào?/Hôm nay bạn ổn không?). Đây vừa là một lời chào, vừa là lời hỏi thăm thể hiện sự quan tâm của nhà tuyển dụng dành cho bạn. Thường thì chúng ta sẽ nhanh nhẹn trả lời “I’m fine, thank you” và theo lý thuyết, điều đó chẳng có gì sai cả, thậm chí là chính xác so với kiến thức chúng ta được học trong sách vở. 

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại tại đây, cuộc đối thoại sẽ nhanh chóng kết thúc và có thể khiến có bầu không khí của buổi phỏng vấn nhanh chóng trở nên trùng xuống. Bạn đến đây để thể hiện bản thân mình và mong muốn có thể tận dụng từng giây từng phút gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy mạnh dạn chia sẻ để buổi phỏng vấn trở nên thoải mái và thú vị hơn. Có thể là về một điều đặc biệt gì đó trong ngày hôm nay của bạn, bạn cảm thấy như thế nào trên đường đến văn phòng hay cảm giác hào hứng của bạn khi có mặt ở tại buổi phỏng vấn.

Ngoài ra, một vài câu nói nhà tuyển dụng có thể sử dụng khi bắt đầu “small talk” là: 

  • Do you have any trouble finding us?
  • It’s a lovely day today, isn’t it? 
  • Traffic today was bad, isn’t it?
“Phá băng” hoàn hảo trong buổi phỏng vấn Tiếng Anh với chiến lược xử lý “small talk”

Những chủ đề đơn giản và quen thuộc thường được dùng để bắt đầu buổi phỏng vấn

 

  • Cách trả lời câu hỏi “small talk” của nhà tuyển dụng 
  • Giữ tinh thần thoải mái và trả lời một cách tích cực, lạc quan
  • Đáp lại Yes/No. Sau đó đưa ra một câu bình luận về chủ đề đó để duy trì cuộc hội thoại. 

Ví dụ:

Interviewer: It’s a lovely day today, isn’t it?

Interviewee: Yeah. The spring is coming, it’s warmer.

  • Đáp lại Yes/No cùng với lời cảm ơn. Sau đó đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.

Ví dụ: 

Interviewer: How are you today?

Interviewee: I’m great. Thank you. How about you? 

  • Các chủ đề nên nói và không nên nói trong “small talk”
  • Các chủ đề quen thuộc thường được đề cập đến trong các cuộc giao tiếp xã giao đó là: thời tiết (weather), giao thông (traffic), thể thao (sport), công việc (work),…

Bạn hãy chọn khoảng 1-2 chủ đề mà bạn thấy hứng thú nhất khi nói về và chuẩn bị cho mình các từng vựng liên quan, các mẫu câu quen thuộc đề bình luận về chủ đề đó để trả lời nhà tuyển dụng một cách tự tin nhất có thể.

  •  Một số chủ đề cần tránh trong “small talk”, đặc biệt trong môi trường công sở như chủ đề về chính trị (politics), tôn giáo (religion).
“Phá băng” hoàn hảo trong buổi phỏng vấn Tiếng Anh với chiến lược xử lý “small talk”

Dùng thời gian đầu buổi phỏng vấn để chiếm trọn số điểm từ nhà tuyển dụng

 

Như vậy, đối với một buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh, “small talk” không đơn thuần là một cuộc “chat-chit” thông thường. Đây được coi là cơ hội để ứng viên tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu, khiến cuộc phỏng vấn trở nên thoải mái và tự tin hơn. Hy vọng với bài viết này, các bạn đã biết cách để tạo ra một đoạn hội thoại xã giao ngắn với nhà tuyển dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy tìm thêm thông tin để bổ sung vốn từ vựng và luyện tập thật nhiều để tự tin giao tiếp với nhà tuyển dụng trong các cuộc phỏng vấn sắp tới nhé.

“Small talk” mới chỉ là bước khởi đầu, phía trước chính là những phần quan trọng của buổi phỏng vấn để bạn chứng minh bản thân, năng lực và trở thành ứng viên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.

Hiểu được rõ nét những khó khăn và thử thách thường có ở một buổi phỏng vấn, khoá học Online “English For Job Interview” – Tiếng Anh dành cho phỏng vấn đã ra đời để ứng viên có thể chuẩn bị thật tốt trong buổi phỏng vấn của mình. Khóa học được thiết kế theo trình tự của buổi phỏng vấn điển hình, bao gồm:

(1) Chào hỏi xã giao và Giới thiệu bản thân (Small talk & Introduce Yourself)

(2) Kinh nghiệm đã có (Previous Experience)

(3) Câu hỏi hành vi (Behavioral questions)

(4) Nhược điểm của bạn (Shortcoming) 

(5) Câu hỏi thử thách (Challenging Questions) 

(6) Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng (Questions time) 

(7) Đàm phán về mức đãi ngộ (Compensation and Benefits Negotiation) 

(8) Hậu phỏng vấn (Post interview)

Khóa học giúp học viên xử lý các vấn đề căng não nhất của buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh. Đồng thời, để ứng viên hình dung được mọi tình huống có thể xảy ra trong buổi phỏng vấn và cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp để ứng phó, khóa học còn có các mẫu hội thoại của một buổi phỏng vấn ấn tượng giữa ứng viên và nhà tuyển dụng nước ngoài. 

Tham khảo ngay khóa học: tại đây

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công nghệ và số hoá, lại trở thành những “người thầy” cho các lãnh đạo cấp cao. Vậy làm sao mô hình này có thể tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi và tạo sức mạnh mới cho doanh nghiệp?

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công việc. Họ không từ bỏ công việc ngay lập tức, nhưng cũng không nỗ lực hết mình – hiện tượng này được gọi là "Silent Quitting." Vậy điều gì khiến những người trẻ, đáng lẽ là thế hệ đầy tiềm năng và năng lượng, lại chọn cách "ngấm ngầm" rời bỏ sự cống hiến cho công việc?

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công nghệ và số hoá, lại trở thành những “người thầy” cho các lãnh đạo cấp cao. Vậy làm sao mô hình này có thể tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi và tạo sức mạnh mới cho doanh nghiệp?

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công việc. Họ không từ bỏ công việc ngay lập tức, nhưng cũng không nỗ lực hết mình – hiện tượng này được gọi là "Silent Quitting." Vậy điều gì khiến những người trẻ, đáng lẽ là thế hệ đầy tiềm năng và năng lượng, lại chọn cách "ngấm ngầm" rời bỏ sự cống hiến cho công việc?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers