• .
adsads
288 2
Lượt Xem 12 K

Đó là lời của tác giả Herminia Ibarra trong cuốn “Working Identity: Unconventional Strategies for Reinventing Your Career” (Tạm dịch: Bản sắc chốn công sở: Các chiến lược độc đáo để tái tạo sự nghiệp của bạn).

Hôm qua, có một vị độc giả gửi một câu hỏi đến với nội dung nói rằng bản thân đã làm công việc đang làm được 5 năm rồi, công việc cũng khá ổn, chỉ là không thích làm trong ngành này, có làm sao cũng không thể phấn chấn làm việc được, muốn nghĩ đến việc đổi một công việc mới? Không biết có được không?

Thiết nghĩ đây không phải vấn đề của một mình vị độc giả này mà còn là vấn đề của rất nhiều người. Bạn muốn thay đổi một công việc khác? Nguyên nhân có lẽ không nằm ngoài những kiểu sau:

Kiểu thứ 1. Không kiếm được tiền khi làm nghề này, không nhìn thấy hi vọng nào hết.

Kiểu thứ 2: Tham vọng lớn, không thích viễn cảnh trước mắt, muốn tìm một công việc nào đó khiến bản thân có thể phát huy được hết năng lực.

Còn một kiểu nữa đó là không phải là thích mà cũng không phải là không thích, đổi việc vì đơn giản muốn thay đổi một chút. Trên thực tế, nếu muốn đổi một công việc, trước tiên hãy cân nhắc đến 4 nhân tố này đã rồi sau đó bạn muốn đổi cũng chưa muộn.

1. Vì sao muốn đổi việc?

Bất kể làm việc gì, bạn cũng cần cho bản thân một lý do hợp lý. Không thể nào cứ không thích là gom đồ đạc rồi nghỉ được. Trước khi đổi việc, bạn nhất định phải hiểu rõ vì sao mình muốn làm như vậy? Nếu bạn cho rằng, ở lĩnh vực này bạn làm không tốt nên muốn đổi, vậy thì tôi muốn nói với bạn rằng nếu ở một nơi nào đó bạn làm không tốt, muốn thay đổi bản thân bằng việc đổi chỗ và lĩnh vực làm thì kết cục cũng thường sẽ là kết thúc trong thất bại.

Bởi lẽ bất kể là thành công hay thất bại, mọi thứ đều có nguyên do của nó. Nếu bạn không tìm ra được nguyên nhân thất bại nằm ở môi trường làm việc hay ở bản thân mình thì dù có đổi bao nhiêu nghề, bao nhiêu nơi làm việc, bạn vẫn sẽ chỉ dậm chân tại chỗ thôi.

Làm sao để biết được nguyên nhân muốn đổi việc. Tôi khuyên bạn nên dùng cái đầu lạnh để suy nghĩ, đừng để cảm xúc của mình chen vào lý trí của bạn, nhìn lại bản thân mình một cách rõ ràng để tìm ra được nguyên nhân sâu xa của việc muốn từ bỏ công việc hiện tại. Dẫu sao có bệnh thì cũng phải chữa đúng thuốc, phải không nào!

2. Đã có mục tiêu sau khi đổi việc chưa?

Ở nơi làm việc, muốn đổi nghề, thì phải có mục tiêu, có mục tiêu rồi bạn mới có động lực đổi việc. Tôi cho rằng mục tiêu là ngọn hải đăng, nếu không có ngọn hải đăng dẫn đường thì bạn sẽ rất dễ bị lạc đường. Bạn có chấp nhận được việc dù đã đổi việc rồi nhưng vẫn luôn cảm thấy hoang mang, bối rối không? Tôi cho là không thể.

Related image

Tôi đã gặp qua rất nhiều người, phần lớn họ muốn đổi việc là bởi cảm thấy mình ở lĩnh vực này không kiếm ra tiền, nghĩ rằng đổi một công việc khác thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng cũng có người không biết mình nên chuyển đi đâu, chỉ biết rằng: đổi việc là vì muốn kiếm tiền. Kiểu chuyển nghề này, cá nhân tôi không khuyến khích bởi làm vậy bạn sẽ nhất định sẽ thất bại.

3. Bạn có hiểu rõ lĩnh vực mà bạn muốn chuyển sang không?

Có mục tiêu và phương hướng rồi nhưng bạn cũng cần hỏi bản thân xem bạn có hiểu rõ ngành nghề mà mình muốn chuyển vào không? Nếu bạn không hiểu rõ thì tôi khuyên bạn đừng nên chuyển, tìm hiểu thật kĩ càng đã rồi nói; còn nếu bạn đã hiểu rõ rồi thì tiếp theo cần phải làm rõ lấy gì để hỗ trợ việc chuyển nghề này?

Tháng trước, có một bạn độc giả đang làm trong ngành HR muốn chuyển sang làm mảng săn nhân sự, cô ấy có ý định khởi nghiệp với mảng này, nhưng tôi có khuyên cô ấy rằng cô ấy có thể chuyển nghề nhưng không nên khởi nghiệp, trước tiên có thể tìm một công ty uy tín ở lĩnh vực này, vào đó làm 1 – 2 năm, sau khi đã hiểu rõ ngành nghề rồi thì tách ra làm riêng cũng chưa muộn. Trong thời gian đó, cô ấy còn có thể tạo dựng được thương hiệu cá nhân cho mình cũng như có được nhiều mối quan hệ xã giao.

4. Ở trong ngành mới, bạn làm sao để định vị bản thân hay nói cách khác là làm sao để thiết lập được thương hiệu cá nhân một cách nhanh chóng?

Đổi việc đồng nghĩa với việc cho bản thân một sự định vị mới. Bạn cần phân tích xem mình có gì, làm qua những việc gì, có thể giải quyết những vấn đề gì, sau này bạn còn có thể làm được những việc gì,… thiết lập cho mình một định vị nhỏ trong một ngành công nghiệp lớn hoặc xác định một phân khúc nhỏ trong ngành sau đó nhanh chóng định vị thương hiệu cá nhân.

Image result for personal brand

Mục đích của việc thay đổi công việc chính là muốn bản thân phát triển tốt hơn, muốn vậy bạn nhất định phải có thương hiệu riêng của mình, nếu không có thứ đó, bạn sẽ mãi mãi chỉ là một bác nông dân bận bận rộn rộn với việc cày bừa mà thôi, rất khó có thể trở thành người đi đầu trong lĩnh vực mà bạn muốn, và tất nhiên cũng sẽ chẳng kiếm được nhiều tiền như bạn ước ao.

Đổi một công việc mới không phải kết thúc mà là bạn đang bắt đầu ở một xuất phát điểm mới. Muốn đổi việc thành công, bạn nhất định phải tiên tiến hóa từ bản thân mình, phải tự mình “lột xác”, định vị một thương hiệu cá nhân cho mình, có như vậy bạn mới nắm chắc được tỷ lệ thành công.

— HR Insider/Cafebiz —

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers