• .
adsads
Untitled design 90
Lượt Xem 9 K

“Rải” CV bừa bãi

Đừng lãng phí thời gian để gửi CV đến những công ty mà bạn không thực sự yêu thích, hay những vị trí không phù hợp chỉ vì bạn sốt ruột cho việc thất nghiệp quá lâu. Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng chỉ mất 6 giây để đánh giá CV và lựa chọn ra những ứng viên tiềm năng. Vậy nên, cho dù bạn “rải” hồ sơ khắp nơi mà vẫn không được lựa chọn cũng là điều không quá khó hiểu. Hơn nữa, nếu không sàng lọc thông tin tuyển dụng mà nộp CV “bất chấp”, bạn có thể rơi vào danh sách đen nếu bạn ứng tuyển quá nhiều lần cho những vị trí khác nhau tại một công ty.

 

“Kén cá chọn canh”

Kén chọn công việc, công ty là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong giới trẻ hiện nay. Nhiều người chỉ chăm chăm nộp hồ sơ vào những tập đoàn lớn, người thì ngại nhà xa, có bạn lại không muốn làm cuối tuần hay phải đi công tác xa… Cần nhớ rằng thị trường việc làm hiện tại đang có sự cạnh tranh rất cao. Vì vậy, nếu bạn không tự lượng sức mình mà quá kén chọn thì rất khó để tìm được công việc như mong muốn.

 

CV quá hời hợt hoặc quá dài dòng

Những sai lầm tai hại khiến bạn không bao giờ xin được việc

Chỉ một vài trang giấy thể hiện kỹ năng, kinh nghiệm và cá tính của bạn, nhưng CV lại là “tấm vé thông hành” để bạn đến gần hơn với công việc mơ ước của mình. Tuy nhiên, không phải ứng viên nào cũng biết cách thể hiện mình trong CV. Rất nhiều bạn mới đi làm hay đã đi làm lâu năm vẫn thiếu kinh nghiệm hoặc không chú trọng trong việc trình bày CV. Hệ quả là hồ sơ của bạn chỉ có vài dòng ngắn ngủi khiến nhà tuyển dụng không nhìn ra bạn là ai và bạn muốn gì.

Một số ứng viên khác lại trình bày quá dài dòng, lan man khiến nhà tuyển dụng nhìn thôi đã không muốn đọc. Nếu CV của bạn đang rơi vào tình trạng như vậy, hãy mạnh dạn chia sẻ và xin lời khuyên của bạn bè hoặc những người đi trước để có thể hoàn thiện “tấm vé thông hành” này một cách chỉn chu hơn.

 

Email xin việc thiếu chuyên nghiệp

Rất nhiều nhà tuyển dụng phàn nàn rằng: Tại sao có ứng viên có thể gửi một bản CV đính kèm trong email mà không trình bày thêm gì? Tiêu đề email là điều bắt buộc cơ bản nhưng lại không có? Hay email chỉ có nội dung là tên ứng viên và số điện thoại liên lạc, ngoài ra không có thưa gửi gì?

Hãy nhớ rằng, email xin việc cũng giống như bạn đang mở lời trong một buổi thuyết trình để nhà tuyển dụng nắm được thông tin cơ bản, mục đích bạn gửi email đến họ. Đây cũng là kỹ năng bất kỳ ai cũng nên nắm rõ khi gửi hồ sơ xin việc qua email. Chính vì vậy, nếu không phải là người giỏi ăn nói hay viết lách, ít nhất bạn hãy chứng tỏ mình là người chuyên nghiệp bằng cách gửi một email đính kèm CV có tiêu đề với tên vị trí ứng tuyển; nội dung email có lời chào, giới thiệu và cuối cùng là lời cảm ơn.

 

Thiếu chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn

Nếu hồ sơ của bạn được chọn, bạn sẽ có một buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Rất nhiều bạn bị loại ở vòng này chỉ vì thiếu sự chuẩn bị. Những lỗi cơ bản như ăn mặc thiếu lịch sự, không tôn trọng nhà tuyển dụng, đi trễ, ứng xử kém,… sẽ khiến bạn khó lòng được nhận. Ít nhất, bạn cần tìm hiểu một chút thông tin cơ bản về công ty, về vị trí mà bạn ứng tuyển. Ngoài ra, chuẩn bị thái độ thật tốt khi phỏng vấn, tự tin nhưng vẫn khiêm tốn, cầu thị, chú tâm và trả lời đúng những câu hỏi của nhà tuyển dụng để tránh lan man, mất thời gian của cả hai bên.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers