adsads
nhung sai lam khong nen co trong qua trinh tuyen dung 3
Lượt Xem 12 K

1.   Thu hẹp phạm vi tuyển dụng

Một trong những sai lầm lớn nhất của nhà tuyển dụng là họ chỉ khoanh vùng những ứng viên mà bản thân thấy phù hợp theo các tiêu chí như tuổi, kinh nghiệm, giới tính, gia cảnh…Bất cứ ai cũng có thế mạnh riêng, vì vậy, chúng ta không nên bó hẹp phạm vi tuyển dụng. Thay vào đó, hãy mở rộng cơ hội cho những ứng viên tiềm năng vì biết đâu chính những người này sẽ mang lại nhiều thành công lớn cho công ty của bạn về sau.

2.   Đặt niềm tin vào ấn tượng đầu tiên

Phần lớn, nhà tuyển dụng thường đánh giá ứng viên thông qua “cảm giác cá nhân”. Nói cách khác, họ chỉ nhìn vào những gì mà ứng viên thể hiện ra bên ngoài và quyết định tuyển dụng, mặc kệ bản chất, năng lực thật sự của ứng viên cũng như không tạo cơ hội cho họ thể hiện khả năng của mình. Có thể nói, ấn tượng ban đầu chỉ là nhất thời, nếu quá tin vào nó mà không sáng suốt trong quyết định tuyển chọn, sẽ có lúc nhà tuyển dụng bị “vỡ mộng”.

3.   Chưa nắm rõ mục đích tuyển dụng

Đừng bao giờ hi vọng là bạn có thể tuyển dụng được một thiên tài mà bất kể việc gì liên quan đến vị trí ứng tuyển, họ cũng biết làm. Trước khi đăng tin tuyển dụng, nhà tuyển dụng phải nắm được mục đích của đợt tuyển dụng sắp tới của công ty. Sau đó liệt kê rõ ràng những trách nhiệm, công việc mà vị trí tuyển dụng đòi hỏi để ứng viên nắm rõ và ứng tuyển nếu phù hợp.

4.   Quy tắc tuyển dụng chưa rõ ràng

Sai lầm phổ biến hiện nay là ít công ty nào có hệ thống quy tắc tuyển dụng rõ ràng, đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhân viên. Đối với các vị trí tuyển dụng có kí hợp đồng dài hạn, đặc biệt là những vị trí quan trọng như quản lý, lãnh đạo, ứng viên rất quan tâm đến vấn đề này vì họ muốn đảm bảo lợi ích cho mình. Trên phương diện là một doanh nghiệp, sở hữu quy tắc tuyển dụng đúng chuẩn giúp quá trình tuyển dụng thành công hơn, đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời khẳng định uy tín của công ty trong mắt ứng viên.

5.   Không chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp mạnh, điều này đồng nghĩa với việc công ty của bạn phải cạnh tranh với công ty khác để mang về cho mình những nhân viên xuất sắc nhất. Mức lương cao là yếu tố thu hút người tài, tuy nhiên, môi trường làm việc tốt cũng là một trong những điều quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định ứng tuyển của họ. Bởi lẽ, nhân viên chỉ có thể phát triển và làm việc hiệu quả nếu nơi làm việc mang đến cho họ sự thoải mái, vui vẻ.

 

 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers