• .
adsads
9 1
Lượt Xem 988

Thiết kế hiện tại là một trong những nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng khá cao nên được giới trẻ vô cùng săn đón. Nghề Thiết Kế Đồ Họa thường yêu cầu ứng viên có tố chất sáng tạo và sự nhanh nhạy với các xu hướng mới. Do đó, khi phỏng vấn tuyển dụng nhóm ngành này, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra rất các nhiều câu hỏi phỏng vấn mang tính thử thách cho ứng viên.

 

Câu hỏi phỏng vấn kiểm tra kiến thức chuyên môn

  1. Theo bạn, nhân viên thiết kế đồ họa cần phải có những kỹ năng gì?

Một thiết kế giỏi là người kỹ năng chuyên môn tốt mới có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Do đó, nhà tuyển dụng thường đặt ra các câu hỏi phỏng vấn Thiết Kế kiểm tra kiến thức kỹ năng nền tảng của ứng viên. Đây là cơ hội đầu tiên để bạn thể hiện bản thân nhưng đừng quá lạm dụng nó. Hãy nghĩ tới những kỹ năng cần thiết nhất đối với một nhân viên thiết kế đồ họa và đưa ra câu trả lời thật ngắn gọn.

Gợi ý câu trả lời: “Đối với tôi, một nhân viên thiết kế đồ họa thì không có gì quan trọng hơn là tính sáng tạo và thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc nắm bắt được các công nghệ trong thiết kế đồ họa và thành thạo chúng mới cũng không kém phần quan trọng. Bên cạnh đó, người thiết kế cũng phải thành thạo ít nhất là bộ công cụ Adobe CS và có khả năng nắm bắt xu hướng mới của thị trường thiết kế.”

Câu hỏi phỏng vấn đánh giá năng lực ứng viên

  1. Bạn có sở trường thiết kế những dự án như thế nào?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến trong ngành Thiết kế bởi nhà tuyển dụng muốn đánh giá khách quan nhất năng lực của ứng viên thông qua các dự án trong quá khứ. Tuy nhiên, dự án bạn đề cập nên có sự liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Nếu như bạn nói rằng mình có sở trường về thiết kế phim hoạt hình khi ứng tuyển nhân viên thiết kế thời trang thì bạn chắc chắn sẽ bị loại.

Gợi ý câu trả lời: “Tôi luôn cố gắng hết mình để hoàn thiện các kỹ năng thiết kế giao diện phần mềm. Tôi đã đảm nhận một số dự án liên quan đến ứng dụng, phần mềm ABCD. Tôi thực sự thích thú với công việc này và đã gắn bó với nó trong suốt 3 năm qua.”

  1. Quy trình làm việc của bạn diễn ra như thế nào?

Nếu nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi phỏng vấn này dành cho bạn, điều này đồng nghĩa với việc họ đang đánh giá bạn là ứng viên tiềm năng và mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về quy trình cũng như thái độ làm việc của bạn. Bởi vì nghề thiết kế thường phóng khoáng, sáng tạo nên nhiều ứng viên quên mất bản thân cần thiết lập một quy trình làm việc để có thể phát triển lâu dài. Đối với câu hỏi này, bạn hãy nhấn mạnh sự tuân thủ và tôn trọng deadline với khách hàng. Vì nhà tuyển dụng rất trân trọng tố chất này.

Gợi ý câu trả lời:  “Trước khi bắt đầu một dự án, tôi sẽ tự đặt ra cho mình các mốc thời gian cụ thể: khi nào phải xong bản thảo sơ bộ, khi nào phối màu, khi nào gửi cho khách hàng… Sau đó, tôi sẽ bắt tay vào thiết kế và thường phải làm đến 3 – 4 bản nháp trước khi đi đến bản thiết kế hoàn chỉnh.”

Các câu hỏi phỏng vấn tìm hiểu tư duy sáng tạo

  1. Điều gì tạo nên giá trị của một sản phẩm thiết kế

Đây là một câu hỏi phỏng vấn Thiết Kế dạng mở tương đối khó đối với các ứng viên. Câu hỏi này nhằm mục đích khai thác năng lực tiềm tàng hoặc tư duy sáng tạo của bạn. Câu trả lời chính xác ở đây là việc sản phẩm thiết kế đó gây ấn tượng và có khả năng lưu lại trong trí nhớ khách hàng. Tuy nhiên, đừng chỉ trả lời một cách chung chung mà hãy đưa ra các dẫn chứng để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Gợi ý trả lời: Tôi nghĩ sản phẩm thiết kế chỉ thực sự giá trị khi nó được đến với công chúng. Đôi khi một sản phẩm thiết kế đạt được yếu tố về thẩm mỹ tuy nhiên nó lại không thực sự gây ấn tượng bằng những sản phẩm có phần yếu thế về khoản này hơn. Ví dụ về ảnh đại diện facebook của thương hiệu Gucci đợt tháng 2 năm 2020 vừa rồi. Nếu nói về các yếu tố về thiết kế, chúng ta phải thừa nhận nó “xấu” nhưng chính cái xấu đó lại tạo nên nét “độc”, “lạ” và ghi dấu ấn với khách hàng.

>>> Xem thêm: Các mẫu CV đẹp dành cho dân Thiết kế

Một ứng viên trong ngành Thiết kế giỏi kỹ năng không là chưa đủ mà cần biết cách thuyết phục nhà tuyển dụng thì mới có thể chiến thắng các đối thủ cùng ngành nghề. Hy vọng bài viết dưới đây đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm chuẩn bị cho buổi phỏng vấn sắp tới.

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers