• .
adsads
5
Lượt Xem 2 K

Phỏng vấn ứng tuyển các ngành đã khó thì đối ngành Sales lại càng đặc biệt khó khăn hơn bởi đây là nhóm ngành đòi hỏi khả năng thuyết phục và chứng tỏ bản lĩnh qua từng câu nói và cử chỉ. Vậy những lưu ý và tuyệt chiêu khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn ngành Sales là gì? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng nghề nghiệp

  1. Bạn có ngại gọi điện Sales cho khách hàng không biết, thậm chí là không hứng thú với sản phẩm của bạn không?

Tất nhiên, bất cứ ứng viên ngành Sales nào khi gặp câu hỏi phỏng vấn này đề biết nên trả lời là “không”, Nhưng đừng chỉ nói không nếu bạn muốn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy thêm vào những câu trả lời minh chứng, chứng minh câu trả lời đó của bạn là không chỉ để đối phó. Ví dụ: “Tôi rất thích quảng bá sản phẩm rộng rãi và đem sản phẩm đến càng nhiều người càng tốt.” hay “Dù không ngại, song tôi vẫn thích gọi điện cho những khách hàng thân thiết trước. Bởi họ đã, đang và dễ có khả năng duy trì sự trung thành với sản phẩm đồng thời liên hệ với họ cũng tiết kiệm thời gian của công ty hơn.”

  1. Bạn có thường xuyên đạt target Sales không?

Đối với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng đang muốn thấy được thực lực của bạn trong lĩnh vực Sales. Sẽ là điểm liệt nếu bạn trả lời “không” nhưng cũng sẽ là điểm trừ nếu bạn không biết cách thể hiện một cách khéo léo. Do đó, khiêm tốn chính là thượng sách và kèm thêm những số liệu minh chứng cụ thể cho thành tích đó.

Hãy tham khảo cách trả lời sau: “Tôi nghĩ tôi chỉ đạt ở mức tương đối. Cụ thể như là vào năm ngoái, tôi đã lãnh đạo team hoàn thành dự án với doanh thu vượt 20% trong bối cảnh thị trường cạnh tranh và các công ty đối thủ thậm chí còn thất bại. Thành công này đến từ sự gắn kết, thấu hiểu mà một người Leader như tôi luôn cố gắng nuôi dưỡng.”

Câu hỏi phỏng vấn về phong cách làm việc

  1. Đồng nghiệp nói gì về bạn?

Khi đặt ra câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng đang muốn đánh giá khách quan về phong cách làm việc của bạn trong mắt mọi người xung quanh, điển hình ở đây là đồng nghiệp cũ. Hãy chân thật với câu hỏi này nhưng đừng quên khéo léo lựa chọn những ưu điểm của bản thân để thể hiện. Đồng thời, bạn phải tìm ra được điểm “giao” giữa những lời khen và yêu cầu công việc bạn đang ứng tuyển để từ đó làm nổi bật thế mạnh của bạn hơn.

Bạn hãy nghĩ về lần cuối bạn được đồng nghiệp tán dương. Ví dụ như họ đánh giá bạn là 1 leader giỏi hoặc bạn teamwork hiệu quả. Đây là những tố chất cần có đối với công việc Sales bạn đang ứng tuyển.

>>> Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp ngành Sales & cách trả lời

Câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp

  1. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Đối với câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp, hãy bắt đầu với mục tiêu ngắn hạn trước, rồi mới dẫn sang mục tiêu dài hạn. Tiếp đó, bạn hãy miêu tả các bước bạn sẽ thực thi nhằm đạt được mục tiêu đó. Lưu ý là nếu chỉ liệt kê mục tiêu là chưa đủ, bạn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy mục tiêu đó là khả thi và bạn đã có kế hoạch để biến mục tiêu thành sự thật.

Ví dụ câu trả lời như sau: “Trong tương lai gần, tôi mong muốn trở thành người đại diện Sales của quý công ty – người mà trực tiếp chăm sóc khách hàng. Với kinh nghiệm tiếp xúc với khách hàng ở vị trí này,tôi tin sẽ là những kinh nghiệm thiết thực để trở thành một người lãnh đạo trong mảng Sales sau này.”

  1. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn quen thuộc nhưng vô cùng “hóc búa” đối với các ứng viên ngành Sales. Bạn phải cực kì cẩn trọng trong ngôn từ để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên Sales tiềm năng với tố chất nổi bật như tính khách quan, đầu óc tư duy, tự nhận thức và trường thành. Khi nêu điểm yếu cũng là lúc bạn có thể khéo léo thể hiện điểm mạnh tương phản của mình.

Bạn có thể tham khảo cách trả lời sau: “Điểm mạnh lớn nhất của tôi là khả năng tổ chức. Tôi thích lên kế hoạch và các kế hoạch của tôi thường cụ thể, rõ ràng, dễ theo dõi và làm theo. Điểm yếu của tôi cũng liên quan đến điểm mạnh, đó là khi các kế hoạch cần sự thay đổi đột ngột, tôi có thể hơi cứng nhắc.”

Đối với các câu hỏi phỏng vấn ngành Sales nhìn chung sẽ không quá khó khăn và thử thách nhưng các ngành Tài chính, Chứng khoán… Tuy nhiên, ứng viên cần cho nhà tuyển dụng thấy được tư duy nhanh nhẹn và kinh nghiệm dày dặn của bản thân. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trước khi phỏng vấn tuyển dụng nhé.

>>> Xem thêm: Cách viết phần kinh nghiệm làm việc cho ngành Sales

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers