adsads
nhung loi lam muon thuo can tranh ghi viet ban mo ta cong viec 1
Lượt Xem 7 K

 

1. Không có góc nhìn “toàn cảnh” về vị trí công việc đang tuyển dụng

Lấy ví dụ công ty bạn đang tìm kiếm một Nhân viên lễ tân. Bạn có thể cho rằng tất cả những gì bạn cần là một nhân viên có khả năng đảm nhiệm công việc tiếp tân thông thường, nhưng điều đó có thực sự đủ ? Bởi đôi lúc, bạn sẽ cần vị trí tiếp tân đảm nhiệm một số công việc liên quan đến Excel hay một ngày đó trong tương lai, tiếp tân còn phải là người giúp bạn tổ chức và theo dõi những lịch trình. Việc bạn không có góc nhìn “toàn cảnh” và lâu dài cho vị trí đang tuyển dụng có thể tạo ra những lỗ hổng đáng tiếc trong Job Description (JD)

Vì vậy, bài học đắt giá cho trường hợp này là hãy lùi lại một bước và thực sự cân nhắc về những kỹ năng cần thiết mà bạn mong muốn ở ứng viên. Hãy cân nhắc cho cả hiện tại và tương lai lâu dài.

2. Mô tả không cụ thể

Trong rất nhiều bảng mô tả, các doanh nghiệp thường mong muốn ứng viên thành thạo tin học văn phòng. Nhưng “tin học văn phòng” vẫn là một khái niệm mơ hồ. Vì vậy, nếu muốn ứng viên của mình là một “chuyên gia” về Excel, hãy đề cập thẳng thắn trong JD. Càng mô tả cụ thể, bạn càng có nhiều cơ hội tìm được ứng viên phù hợp.

3. JD quá sơ sài khiến ứng viên không hình dung được công việc cụ thể

Một bản mô tả công việc hiệu quả nên các yếu tố sau:

  • Chức vụ
  • Tổng quan về công ty của bạn
  • Tóm tắt nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc
  • Các kỹ năng / giáo dục / kinh nghiệm cần thiết
  • Các kỹ năng / giáo dục / kinh nghiệm bạn muốn có, nhưng không bắt buộc
  • Các phúc lợi hấp dẫn của công ty
  • Kêu gọi hành động của ứng viên tiềm năng

4. Bản mô tả công việc quá dài

Nếu ứng viên thấy công ty của bạn có một bản JD dài khoảng 3 trang giấy thì chắc chắn họ sẽ từ bỏ ngay và luôn công việc đó, thậm chí họ còn chẳng thèm đọc JD của bạn. Vì vậy, trong JD được đăng trên các kênh tuyển dụng, hãy cố gắng ngắn gọn và súc tích nhất có thể. Hãy để ứng viên tiềm năng cảm thấy hào hứng với bản JD, đừng cố làm họ choáng ngợp.

5. Bản mô tả công việc quá ngắn

Mặt khác, bạn cũng cần đưa ra một số chi tiết liên quan đến công việc. Bởi nếu đơn giản chỉ có tên công việc và lời kêu gọi hành động là không đủ. Nếu bạn muốn có được ứng viên tiềm năng thì bản JD phải bao gồm các thông tin về vị trí, trách nhiệm công việc và yêu cầu cơ bản cho ứng viên.

6. Bản mô tả công việc không chính xác

Khi viết một bản mô tả công việc, đừng cố phóng đại tầm quan trọng của công việc. Vì rất có thể bạn tạo ra sự thất vọng và bất mãn khi các ứng viên đến phỏng vấn và tìm hiểu thêm sâu hơn về vị trí.

 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers