• .
adsads
7 1200x900 1
Lượt Xem 16 K

Nhảy việc là cụm từ đã khá quen thuộc với những người đi làm. Mỗi người nhảy việc vì mỗi lý do khác nhau, có người vì tiền lương thưởng, vì phúc lợi, có người vì tính chất công việc không phù hợp, cũng có người vì bất đồng ý kiến với cấp trên…

Tất nhiên, mỗi người đều chọn lựa khoảng thời gian phù hợp để nghỉ việc, nhưng được chọn nhiều nhất là dịp đầu năm. Thời điểm này, bạn vừa nhận được tiền thưởng tết, tận hưởng công sức của một năm vất vả lại vừa có thể thư giãn chút ít và thảnh thơi bắt đầu công việc mới. Nhưng nhảy việc đầu năm cũng có một số vấn đề mà bạn cần lưu ý. 

 

Tiền lương có thể không như mong đợi vì tình hình thị trường 

Đa số các công ty đều không có biến động lớn về nhân sự vào dịp cuối năm, vậy nên cơ hội nghề nghiệp cũng không đa dạng. Mặc dù, có một vài nơi tuyển dụng nhưng tính chất công việc và mức lương dao động không được tốt cho lắm. Đặc biệt, sau khi vừa phục hồi bởi ảnh hưởng từ đại dịch, nhiều công ty ngại bỏ ra số tiền lớn để tuyển dụng. Họ thường ưu tiên cho ứng viên phù hợp và trả một mức giá thấp hơn. Thế nên, tìm được công ty mới với lương mong muốn là điều khá khó vào dịp đầu năm.

 

Tài chính có sẵn sàng nếu thất nghiệp không?

Không phải lúc nào chuyển việc cũng luôn nhanh chóng và suôn sẻ. Bạn phải trải qua những vòng phỏng vấn, tìm hiểu về văn hóa công ty, môi trường làm việc, chế độ lương thưởng, phúc lợi… Nếu may mắn phù hợp, bạn có việc mới nhưng nếu không bạn lại tiếp tục tìm việc.

Quá trình tìm việc mất rất nhiều thời gian, nếu bạn không đủ tài chính để trang trải cuộc sống bạn sẽ rơi vào trạng thái lo lắng, thất vọng về bản thân. Hơn nữa, bạn còn phải chú ý đến Tết Nguyên Đán đấy, vì đây là dịp tiêu khá nhiều tiền cho sắm sửa, tiền lì xì… Cộng với giai đoạn đầu mới vào làm việc, lương cũng chưa thật sự nhiều. Thế nên, hãy chuẩn bị tài chính dư dả có thể sống cho vài tháng tiếp theo trước khi quyết định nhảy việc vào đầu năm nhé!

 

Bản thân đã học hỏi được những gì?

Như đã nói, tuyển dụng vào năm năm không nhiều, nếu bạn không phải là một người quá xuất sắc bạn có thể không tìm được việc như ý. Do đó, việc kiểm điểm lại bản thân, xem mình đã tích lũy được những gì và điều có có giúp bạn tỏa sáng trong tương lai không rất quan trọng. Nếu vẫn còn nhiều thiếu sót, hãy lập ra kế hoạch học tập, tự trau dồi bản thân đến khi bạn tự tin nhảy sang môi trường mới.

Đừng quên, nhắc nhở bản thân mục tiêu công việc của mình là gì, đã đạt được chưa, nếu chưa thì nguyên nhân là gì. Suy xét cẩn thận vấn đề sẽ giúp bạn hiểu được bạn cần phải làm gì tiếp theo, ra đi hay ở lại?

 

Cân nhắc kỹ lưỡng xem bạn có thực sự muốn nghỉ việc chỗ làm cũ?

Điều quan trọng nhất là bạn phải xem bạn đang muốn nhảy việc vì lý do gì. Với tình hình hiện tại, nhảy việc vào đầu năm cũng không phải là lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn cho rằng ngoài kia có nhiều công việc tốt hơn, thì có thể bạn chưa nắm rõ tình hình. Thời điểm này, nhiều công ty đang rất chơi vơi, vật lộn với việc ổn định sau dịch, thế nên vấn đề tài chính, phúc lợi khó có được sự mỹ mãn như trước. Nhưng nếu bạn đã suy nghĩ thấu đáo, bạn nhận ra ra đi là điều cần thiết nhất và bạn sẽ vô cùng hài lòng nếu nhảy việc, bạn cũng đã trang bị mọi thứ cho hành trình tìm việc, thì hãy làm thôi nào!

Nhảy việc vào đầu năm thật sự là một việc làm khá mạo hiểm, thế nên bạn hãy cân nhắc thật nghiêm túc trước khi ra quyết định nhé! Đừng để những cảm xúc nhất thời lấn át khiến bạn nhảy việc và sự nghiệp rơi vào khoảng thời gian khó khăn. Cố lên bạn nhé!

>>> Xem thêm: Chuyện nhảy việc và những điều bạn cần lưu ý nếu muốn ra đi trong êm đẹp!

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers