• .
adsads
Thiết kế không tên 11
Lượt Xem 3 K

Cảm xúc của bạn sẽ không chỉ thay đổi trong lúc tìm việc mà nó còn kéo dài trong vài ngày hay thậm chí cảm xúc sẽ chỉ trở nên bình thường một tuần sau đó. Bởi vì có đôi khi bạn đầy phấn khởi khi nghĩ rằng mình đã là ứng cử viên sáng giá thì chỉ sau tích tắc bạn lại nhìn vị trí ước mơ vụt khỏi tầm tay và thuộc về người khác. Hoặc bạn cảm thấy thất vọng khi làm không tốt cho cuộc phỏng vấn đầu tiên nhưng sau đó tràn đầy hy vọng vì được trao cơ hội cho vòng tiếp theo. Quá trình tìm việc là quá trình mà cảm xúc của bạn bị thay đổi liên tục cả mặt tích cực và tiêu cực, dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn cân bằng cảm xúc bản thân khi tìm việc:

Nắm rõ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo

Bất kể quá trình tìm việc dài hay ngắn đều sẽ có những công việc và giai đoạn bạn cần nắm rõ, cụ thể như khi bạn được mời tham dự vào các buổi phỏng vấn hay những buổi gặp mặt với nhà tuyển dụng thì email của bạn sẽ được hồi đáp liên tục nhưng có thể sau đó, phía công ty sẽ “im lặng” hoàn toàn với những email của bạn, điều sẽ khiến bạn cảm thấy bối rối và bất lực.

Lời khuyên ở đây là trước khi bắt đầu tìm việc, bạn hãy chuẩn bị cho bản thân rằng sẽ có lúc bạn không nhận hồi đáp từ phía nhà tuyển dụng do họ bận rộn với các lịch trình đã lên trước và bạn hãy kiên nhẫn vì khi cần phỏng vấn, chắc chắn, họ sẽ liên lạc với bạn. Việc chuẩn bị tâm lý từ trước như vậy sẽ giúp bạn điều chỉnh được cảm xúc tiêu cực của bản thân trong lúc tìm việc.

Chia sẻ với người mà bạn tin tưởng

Bên cạnh gia đình và bạn bè, bạn có thể nhờ sự tư vấn từ những chuyên gia cố vấn, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực công việc bạn đang theo đuổi hay có thể là các chuyên gia tâm lý vì họ sẽ hỗ trợ, động viên để bạn vực dậy được cảm xúc của bản thân. Với một cố vấn có kinh nghiệm sẽ giúp bạn hiểu rằng những cảm xúc bạn đã trải qua là hoàn toàn bình thường mà bất kì ứng viên nào cũng gặp phải và họ cũng sẽ chỉ dẫn mỗi khi bạn cảm thấy không chắc chắn hoặc chưa biết phải làm gì tiếp theo. Nếu bạn chưa làm quen được với những người có kinh nghiệm thì việc kết nối với một cộng đồng hay một nhóm các ứng viên đang tìm việc cùng ngành nghề với bạn cũng là một cách khá hay, bởi vì điều này sẽ giúp bạn có thêm nguồn động viên hay sự đơn độc khi tự mình giải quyết khó khăn và khá chắc rằng bạn sẽ học thêm nhiều điều bổ ích từ họ.

Những cách giúp bạn quản lý cảm xúc trong quá trình tìm việc

Tham gia các hoạt động giúp bạn lấy lại năng lượng

Hãy cố gắng duy trì những hoạt động giúp bạn cải thiện cảm xúc và tái tạo năng lượng cho bản thân hằng ngày như tập thể dục, nghe những bài hát bạn yêu thích,… Bạn hãy ghi nhớ rằng tâm trạng sẽ được thể hiện qua cách bạn ứng xử với mọi người như khi đi uống cà phê, tham gia những hội thảo hay một buổi phỏng vấn tìm việc. Rèn luyện thể thao không chỉ giúp bạn cải thiện cảm xúc mà còn tăng sự tự trọng, khả năng kết nối, động lực và nhận thức và thậm chí giúp bạn trở nên “phiên bản tốt nhất” của chính bạn.

Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của người khác

Bạn sẽ dễ dàng cảm thấy bất lực hay nản lòng nếu như quá trình tìm việc diễn ra không giống như bạn mong đợi, có thể một người quen của bạn đã không giới thiệu bạn cho một công việc tốt như đã từng hứa hay nhà tuyển dụng không hồi đáp bạn như đã thống nhất từ trước. Tuy vậy, ngoài việc gửi đến họ những lời nhắc lịch sự và thân thiện, thì bạn hãy thử nghĩ về những khó khăn công việc họ có thể gặp phải trong thời điểm này khiến cho họ không đủ thời gian dành cho việc tuyển dụng. Việc dự đoán những tình huống này sẽ giúp bạn giảm thiểu được những cảm xúc tiêu cực cho bản thân.

Bạn có thể thực hiện những lời khuyên này để cân bằng cảm xúc trong quá trình tìm việc cũng như giúp cho bạn luôn tràn đầy động lực và năng suất cho đến khi tìm được công việc mơ ước của bạn.

Cập nhật các vị trí việc làm mới nhất ngay dưới đây:

— HR Insider/ Theo HBR —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers