• .
adsads
Thiết kế không tên 3 1
Lượt Xem 5 K

Với nhiều ứng viên, những buổi phỏng vấn thường làm họ cảm thấy bối rối và mơ hồ vì không biết được chính xác câu trả lời cho những câu hỏi như: “Liệu nhà tuyển dụng có ấn tượng với phần thể hiện của mình?” hay “Cơ hội được vào vòng sau là ra sao?”. Và nếu chỉ vì muốn hiểu rõ về buổi phỏng vấn mà dùng sai cách thì nếu bạn có được vào vòng tiếp theo , chắc chắn sẽ khiến bạn mất điểm trầm trọng trong mắt nhà tuyển dụng.

Một trong những cách phổ biến và hiệu quả để ghi điểm sau buổi phỏng vấn là gửi một lá thư hoặc email cảm ơn đến nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, có một vài trường hợp, ứng viên quá nôn nóng mà liên tục liên lạc đến nhà tuyển dụng khiến họ cảm thấy khó chịu nhưng cũng có một vài điều khiến ứng viên luôn băn khoăn khi viết thư cảm ơn là họ nên viết những gì, họ có thể liên lạc trực tiếp với nhà tuyển dụng sau thời gian bao lâu và nếu có một lời đề nghị làm việc khác thì họ nên làm gì,… Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích giúp tạo ấn tượng tốt sau buổi phỏng vấn cho các ứng viên:

1. Những chú ý khi viết thư cảm ơn

Những cách giúp bạn ghi điểm sau buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng

Khi viết thư cảm ơn bạn hãy cố gắng viết thật ngắn gọn và chú trọng đến việc nhà tuyển dụng đã dành thời gian phỏng vấn bạn. Bên cạnh đó, bạn nên nhắc lại những điều ấn tượng của bạn trong buổi phỏng vấn và thể hiện bạn thực sự mong muốn được làm việc cho công ty, ví dụ như là: “Sau khi hiểu được cách mà công ty nỗ lực đạt được thành công Y, tôi cảm thấy rất hứng thú và hy vọng có cơ hội được sử dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn để cùng công ty hoàn thành mục tiêu Z.”

2. Hãy chú ý đến những chi tiết nhỏ

Nếu có thể thì bạn chỉ nên dành khoảng thời gian khoảng 01 – 02 tuần và hãy biết thời điểm phù hợp để ngừng những liên lạc trực tiếp với công ty. Nếu bạn đã gửi 02 – 03 email cho nhà tuyển dụng nhưng không ai hồi âm thì có lẽ bạn nên dừng việc gửi email để tránh việc bạn có thể lọt vào “sổ đen” vì làm phiền công việc của họ.

3. Cố gắng thấu hiểu và cư xử đúng mực

Thỉnh thoảng, sẽ có một số công ty tuyển dụng nói với bạn rằng họ sẽ liên lạc lại với bạn vào ngày giờ cụ thể, thường là sau khoảng 05 – 07 ngày hoặc tối đa là 10 ngày để thông báo kết quả phỏng vấn nhưng khi đến ngày bạn lại không thấy họ phản hồi. Trong trường hợp này thì việc bạn gửi phản hồi là hợp lý, tuy vậy bạn cần thấu hiểu và thể hiện sự thông cảm với công ty. Bởi vì, nhà tuyển dụng có nhiều mối quan tâm và sẽ không ai thích một ứng viên đòi hỏi quá cao và khi bạn có thái độ “bề trên” thì cơ hội nghề nghiệp sẽ bị đóng lại.

 

— HR Insider/ Theo Fast Company —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers