• .
adsads
nhay viec theo trao luu nen hay khong 5
Lượt Xem 22 K

Không biết từ bao giờ, nhảy việc không còn là một chuyện quan trọng đến mức chúng ta phải thức trắng đêm để suy nghĩ để không hối hận với quyết định của mình như trước. Có thể nói, nhảy việc gần đây như một phong trào đang nổi lên ở giới văn phòng. Vậy, phong trào này có lợi và hại gì?

 

Tại sao phong trào “nhảy việc” đang được nhiều người ủng hộ?

Không hài lòng với công việc hiện tại

Rất nhiều người thú thật, khi ứng tuyển một vị trí, họ chỉ tập trung quan tâm đến danh tiếng công ty, JD và mức lương chứ chẳng màn đến văn hóa doanh nghiệp. Làm việc một thời gian, họ mới nhận ra vai trò của môi trường làm việc có ảnh hưởng mạnh mẽ thế nào đến hiệu suất công việc, sự hài lòng và sự phát triển bản thân. Khi “phong trào nhảy việc” hoàn hành, đây là lúc họ “tự cởi trói” cho mình khỏi những áp lực để tìm kiếm công ty khác tốt hơn.

 

Cơ hội nghề nghiệp mở rộng

Hiện nay, ngày càng có nhiều công ty start-up ra đời với môi trường làm việc khác hẳn truyền thống. Không chỉ vậy, các công ty nước ngoài cũng không ngừng phát triển và ồ ạt đặt trụ sở tại Việt Nam với văn hóa công ty tuyệt vời, mức lương cao ngất ngưỡng cùng nhiều phúc lợi hấp dẫn. Những địa chỉ làm việc này được ví như “món mồi ngon” cho những ai đang gặp phải khó khăn trong công việc hiện tại. Với năng lực tốt, nhiều người được dịp chạy theo phong trào nhảy việc với mong muốn tìm được việc làm như ý.

 

Sự bất mãn đối với cấp trên

Gần đây, chia sẻ “Khi nhân viên nghỉ việc, sếp nên xem lại mình” của du học sinh Ý Nguyễn Hoàng Kim Quý đã gây bão mạng xã hội vì nói đúng nỗi lòng của rất nhiều người. Khi nói đến nhảy việc, chúng ta hay nghĩ rằng nguyên nhân phần lớn đền từ mức lương, nhu cầu thăng tiến không được đáp ứng, mâu thuẫn đồng nghiệp,..mà ít nghĩ đến chuyện nhà quản lý chính là hạt nhân của muôn vàn lí do khiến nhân viên muốn nhảy việc. Bài chia sẻ của Kim Qúy như một hồi chuông cảnh tỉnh và tạo thành một phong trào nghỉ việc hàng loạt của dân văn phòng trẻ tuổi hiện nay.

 

Liệu nhảy việc theo phong trào sẽ mang lại kết quả tốt?

Đây là chuyện bình thường đối với những ai đặt kì vọng cao trong công việc của bản thân. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề đáng báo động đối với những ai chỉ nhảy việc vì theo phong trào hoặc đơn giản chỉ vì “mình muốn thế”. Cùng điểm qua một số cái hại nếu như bạn không cân nhắc kĩ khi nhảy việc nhé!

Công ty mới chắc gì đã tốt hơn công ty cũ?

Có rất nhiều người đã hối hận khi nghỉ việc chỉ vì tìm kiếm mức lương cao, công việc tốt hơn, môi trường làm việc thân thiện hơn. Thật ra chúng ta thường có xu hướng không hài lòng với những gì mình có hiện tại cho đến khi phải đối mặt với những cái mới “không như mơ”. Không có công ty nào là hoàn hảo, có thể nhảy việc, bạn sẽ tìm được cơ hội thăng tiến, sếp và đồng nghiệp chuyên nghiệp, danh tiếng công ty cao nhưng tính chất của công việc lại không cho phép bạn dành thời gian để chăm sóc bản thân và bên cạnh gia đình hay vô vàn chuyện cá nhân khác. Do đó, sự thiếu cân nhắc khi quyết định nhảy việc đôi khi sẽ khiến bạn phải trả giá đắt.

 

Gặp vấn đề về tài chính

Bạn loay hoay so sánh lương công ty của mình với những chỗ làm khác mà quên mất khi “bỗng dưng nhảy việc”, trong thời gian xin việc mới, bạn sẽ trang trải cuộc sống ra sao. Nhảy việc tốn khá nhiều thời gian, không phải hôm nay ứng tuyển là mai có việc. Vì vậy nếu không vững về tài chính mà chỉ chạy theo phong trào thì có nguy cơ bạn phải đối mặt với những khó khăn trong lúc đợi việc mới.

 

Chưa có kế hoạch cụ thể cho công việc sắp tới

Hồi tưởng một chút nào! Bạn đã từng phải suy nghĩ rất nhiều khi quyết định đầu quân vào công ty hiện tại những vấn đề như công ty mới sẽ giúp gì cho bạn để bạn đạt được thành công, mang lại những gì cho cuộc sống của bạn,…Vậy mà bây giờ chỉ vì thấy nhiều người nhảy việc mà bạn vội vàng hưởng ứng, chưa đảm bảo về mặt kinh tế và không có mục tiêu cụ thể hay một ý tưởng nào cho kế hoạch chuyển việc thì có thể bạn phải tốn nhiều thời gian hơn mới đạt được mục tiêu sự nghiệp của mình.

 

“Làm xấu” hồ sơ nghề nghiệp

Nếu là nhà tuyển dụng, bạn sẽ tuyển một ứng viên có lòng trung thành cao, hay chọn người “nay đây, mai đó”, nhảy việc liên tục? Một khi nhảy việc, hãy nhảy việc sao cho xứng đáng! Đừng theo phong trào nếu bạn không muốn tự tạo khó khăn cho mình sau này khi có cơ hội việc làm tốt hơn.

——————————————————————————————————————————————–

Vậy cuối cùng, có nên nhảy việc theo phong trào không?

Dành cho những ai đã suy nghĩ kĩ, mạo hiểm, dám chắc rằng mình có khả năng vượt qua những thách thức mà HR Insider đã nêu trong bài: NÊN!

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers