• .
adsads
Untitled design 38
Lượt Xem 1 K

Bạn đang cố làm công việc mà mình không yêu thích vì nghĩ nó ổn định? trục trặc với cấp trên, “nghiệp” quá nhiều với đồng nghiệp và bất mãn chuyện lương bổng có khiến bạn nhàm chán với công việc hiện tại?. Nếu có hãy mạnh dạn cân nhắc đến “nhảy việc”, đừng lãng phí thời gian của mình thêm nữa để sống trong sự chịu đựng.

 

1. Tại sao lại phải nhảy việc?

Thông thường mỗi ngày bạn sẽ có 8 tiếng làm việc tại công ty. Như vậy, trung bình một tuần sẽ có hơn 40 tiếng bạn dành cho công việc tại công sở. Khoảng thời gian làm việc gần như chiếm ⅓ thời gian trong một tuần của bạn.

Vì thế, đừng để ⅓ thời gian quý báu của mình lãng phí sống trong áp lực công việc. Xã hội ngày càng phát triển, cơ hội việc làm không quá khó để tìm kiếm. Nhảy việc để tìm kiếm một môi trường thăng tiến tốt hơn với cơ hội rộng mở là không hề sai.

Bạn ngưỡng mộ những người làm tại các công ty hay doanh nghiệp lớn với mức lương đáng mơ ước. Nhưng bạn lại không sẵn lòng thử sức bản thân, chấp nhận từ bỏ công việc nhàm chán của mình để theo đuổi cơ hội tốt hơn chỉ vì một chữ sợ.

Hãy luôn nhớ rằng “Nếu bạn không sẵn lòng mạo hiểm sự phi thường, bạn sẽ phải chấp nhận sự bình thường” – Jim Rohn.

 

2. Công việc không đúng với đam mê, hoài bão

Ai trong chúng ta nếu muốn đi được đường dài cũng cần có cho mình những mục tiêu, hoài bão cụ thể. 10 năm nữa bạn muốn trở thành người như thế nào? 5 năm nữa bạn sẽ ở vị trí nào? 3 năm nữa bạn muốn mức lương bao nhiêu?…

Chúng ta đều muốn tìm kiếm cho mình một công việc ổn định. Tất nhiên, nếu bạn là một người an phận thì điều này là tốt. Thế nhưng, nếu bạn là người có hoài bão và ý chí cầu tiến, đôi khi sự an phận sẽ không giúp bạn đạt được thành công.

Nếu bạn cảm thấy chán việc phải lặp đi lặp lại những công việc mỗi ngày mà không điểm đến và chẳng có cơ hội thăng tiến nào trong những năm tiếp theo. Cách tốt nhất là hãy cân nhắc có nên nghỉ việc hay không.

 

3. Công việc không phù hợp với năng lực cá nhân

Bạn có kỹ năng viết lách nhưng vì muốn có cuộc sống ổn định mà chọn làm ở vị trí kế toán? Bạn có khả năng tiếng Anh nhưng chọn làm ở công ty Đài Loan?…Có rất nhiều người đã làm như thế và than trách rằng “Biết vậy hồi trước khỏi học tiếng Anh, Ôi viết lách tốt thì có lợi ích gì chứ,…”

Điều này thật điên rồ đúng không? Bạn đang bắt một con cá đi leo cây, và con khỉ đi bơi dưới nước. Tại sao lại không để cá được thoải mái phát huy năng lực bơi của nó? Giống như bạn phát huy năng lực tiếng Anh ở một vị trí cần đến ngoại ngữ? 

Bạn nghĩ sao nếu nhảy việc để mang lại cho bạn môi trường phát triển năng lực tốt hơn? Tận dụng nguồn lực và năng lực mình đang có chính là chìa khóa của sự thành công. Nếu bạn cứ mãi làm một công việc không cho bạn “đất vụn võ” thì bạn đang lãng phí khả năng của mình đấy.

 

4. Xảy ra trục trặc với sếp

Cấp trên là người luôn lắng nghe các nhân viên của mình và đồng hành cùng họ. Cấp trên không phải là người chỉ tay 5 ngón, buộc bạn phải làm thế này, thế kia.

Nếu bạn nhận thấy mối quan hệ giữa mình và sếp xảy ra trục trặc, hãy cân nhắc tìm kiếm nguyên nhân cụ thể. Liệu rằng bạn có thể tiếp tục làm việc với một người sếp như thế trong 10 năm nữa không? Cấp trên có đang quan tâm đến quyền lợi của bạn hay không? Liệu sếp có đang công bằng với bạn?

Hãy tự mình trả lời những câu hỏi này để biết được, bạn có nên nhảy việc để tìm kiếm cho mình một nhà lãnh đạo tài giỏi và công bằng hơn không.

 

5. “Nghiệp” quá nhiều với đồng nghiệp

Thật ra, việc xảy ra những bất đồng khi làm việc với đồng nghiệp không phải là chuyện hiếm gặp. Thế nhưng, đôi khi nếu sự bất đồng này lên đến đỉnh điểm và bạn cảm thấy không thể tiếp tục làm việc với những người như thế nữa thì đây là vấn đề đáng báo động.

Khi bạn đã cố gắng nhún nhường và cho qua, nhưng đồng nghiệp cứ “được nước lấn tới”, hay họ dùng những hành động khiếm nhã với bạn, bạn không tìm được tiếng nói chung trong công việc cùng họ. 

Vậy, bạn có thể cân nhắc để việc chuyển sang một bộ phận khác, hoặc nhảy việc để tìm kiếm cho mình những đồng nghiệp tốt hơn, có thể cùng nhau phát triển thay vì cứ mãi tạo nghiệp với nhau.

“Hãy chọn con đường có nhiều hứa hẹn nhất – và tiến lên. Nếu ta đợi cho tới khi ta hoàn toàn chắc chắn trước khi hành động, ta sẽ chẳng bao giờ làm được gì” – Maxwell Maltz. 

Hãy cân nhắc những dấu hiệu trên, nếu công việc của bạn hội tụ đủ 4 dấu hiệu này thì còn ngần ngại gì không nhảy việc để tìm kiếm một con đường phát triển tốt hơn? 

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực âm thanh và điện tử, từ ghi âm chuyên nghiệp đến hệ thống âm thanh trong gia đình. Nội dung bài viết ngày hôm nay, hãy cùng VietnamWorks HR Insider khám phá kỹ hơn về công nghệ hiện đại này nhé!

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và tính nhất quán trong quá trình hoạt động. Bằng cách xây dựng và triển khai quy trình Workflow một cách khoa học, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động hàng ngày, tăng khả năng cạnh tranh và giảm thiểu lãng phí tài nguyên.

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để phát triển bản thân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cầu thị là gì, làm thế nào để trở thành người cầu thị và phát triển sự nghiệp từ phẩm chất này.

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Nhưng bạn đã hiểu Photographer là gì chưa? Và cần có kỹ năng gì để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp? Câu trả lời nằm ngay trong bài đọc dưới đây.

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về Prototype, mời các bạn cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây của VietnamWorks HR Insider nhé!

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực âm thanh và điện tử, từ ghi âm chuyên nghiệp đến hệ thống âm thanh trong gia đình. Nội dung bài viết ngày hôm nay, hãy cùng VietnamWorks HR Insider khám phá kỹ hơn về công nghệ hiện đại này nhé!

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và tính nhất quán trong quá trình hoạt động. Bằng cách xây dựng và triển khai quy trình Workflow một cách khoa học, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động hàng ngày, tăng khả năng cạnh tranh và giảm thiểu lãng phí tài nguyên.

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để phát triển bản thân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cầu thị là gì, làm thế nào để trở thành người cầu thị và phát triển sự nghiệp từ phẩm chất này.

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Nhưng bạn đã hiểu Photographer là gì chưa? Và cần có kỹ năng gì để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp? Câu trả lời nằm ngay trong bài đọc dưới đây.

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về Prototype, mời các bạn cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây của VietnamWorks HR Insider nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers