adsads
Dec 2
Lượt Xem 2 K

Rõ ràng, được trao danh hiệu “nhân viên xuất sắc” trong bữa tiệc cuối năm của công ty quả là cảm giác tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ hạnh phúc vì email “cảm ơn” của sếp sau khi đánh bại deadline khó nhằn nào đó?

Trên thực tế, để có cảm giác được công nhận, nhân viên chỉ đơn giản muốn nghe lời cảm ơn từ sếp hoặc đồng nghiệp nhiều hơn mà thôi.

Theo một khảo sát trên 1500 nhân sự ở Mỹ được thực hiện bởi nền tảng việc làm Reward Gateway thì: Trên thực tế, 75% trong số đó gật đầu đồng ý rằng, tinh thần và động lực của họ sẽ được cải thiện nếu các nhà quản lý biết nói “cảm ơn” sau khi nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.

Mặt khác, chỉ 20% nhân sự trong khảo sát cho biết họ thích được khen ngợi một cách công khai trong các sự kiện lớn của công ty.

Quả thật, sự công nhận tích cực rất quan trọng đối với hiệu suất cũng như giữ chân nhân sự. Theo CNBC, 60% nhân sự ở Mỹ coi trọng sự công nhận tương đương với tiền lương; 40% cho biết họ sẵn sàng cống hiến nhiều hơn nếu được cấp trên công nhận.

Nhân viên sẽ tận tuỵ cống hiến hơn khi sếp biết nói hai tiếng "cảm ơn"!

Ngoài ra, 60% nhân sự thuộc thế hệ Y (sinh trong khoảng 1990s – 2000s) muốn được nghe đánh giá tích cực từ người quản lý ít nhất 01 lần mỗi ngày.

Tóm lại, sếp hay người quản lý nói chung có thể đưa ra phản hồi tích cực hơn với nhân viên bằng những cách sau:

Chia sẻ sự nổi bật: Đó có thể là tiếng hò reo tán thưởng những nhân sự xuất sắc trên văn phòng hoặc email cảm ơn hàng tuần gửi đến các cá nhân/ đội ngũ hoàn thành tốt công việc. Chính xác thì, chia sẻ sự chú ý sẽ khuyến khích sự công nhận ngang hàng và giúp nhân viên nỗ lực cống hiến nhiều hơn.

Trực tiếp hỏi nhân viên xem họ muốn được công nhân như thế nào: Mỗi người một tính cách, có người chỉ cần nhận được email cảm ơn là đã thấy sung sướng; số khác lại muốn được tán dương trước đám đông; thiểu số lại không muốn được sếp nhắc tên, cứ tăng lương định kỳ là được… Tóm lại, nên làm rõ cách một nhân viên muốn được công nhận và khen thưởng dưới dạng có ích cho họ nhất.

 

— HR Insider/ Theo cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers