adsads
Shutterstock 2249411641
Lượt Xem 422

Nhận định về thị trường lao động trong thời đại công nghệ số, các chuyên gia của Navigos Search cho biết: những công việc liên quan đến công nghệ đang trở nên quan trọng và hứa hẹn bùng nổ trong tương lai.

Dẫn số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), ông Ngô Tấn Đạt – Quản lý kinh doanh tại Navigos Search thông tin: dự án đầu tư vào ngành công nghệ chiếm 16% trong tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Dự báo đến năm 2024, Việt Nam cần đến 200.000 kỹ sư công nghệ, chuyên gia, chuyên viên trong các lĩnh vực sử dụng hàm lượng công nghệ cao.

Ngoài ra, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, các công nghệ truyền thông mới, Big Data… những ngành nghề trong lĩnh vực chế biến chế tạo, tự động hoá, thương mại điện tử… phát triển. Đặc biệt, khoa học dữ liệu trở thành ngành trọng tâm trong nền kinh tế số.

Tuy nhiên, không chỉ riêng ngành công nghệ, các lĩnh vực như tuyển dụng điều dưỡng, tuyển dược sĩ, và nhân viên kế toán cũng chịu ảnh hưởng. Các tổ chức ngân hàng tuyển dụng hay tuyển dụng nhân viên nhân sự đều yêu cầu Gen Z phải nhanh chóng thích nghi, ngay cả với vị trí nhân viên kinh doanh đều cần nâng cao kỹ năng ứng dụng các công nghệ mới hiện nay.

MicrosoftTeams image 9

MicrosoftTeams image 9

Cùng với sự thay đổi của thị trường lao động, các chuyên gia tại Navigos Search cũng đề cập đến sự thay đổi trong tư duy, hành động của thế hệ nhân sự trẻ, nhất là nhân sự gen Z. Bà Nguyễn Thị Thu Giang – Quản lý cấp cao tại Navigos Search đánh giá: thế hệ 7x, 8x chịu sự định hướng nghề nghiệp của gia đình, sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn còn mông lung về công việc thì các bạn trẻ hiện nay chuẩn bị, định hướng công việc và xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho mình cụ thể.

Các doanh nghiệp nước ngoài, theo bà Nguyễn Thị Thu Giang, đánh giá cao nhân sự trẻ Việt Nam có thế mạnh về nền tảng kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, điểm trừ là năng suất lao động chưa cao so với một số nước trong khu vực.

Trong thời đại số, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trở nên rất quan trọng với người lao động. Theo bà Nguyễn Thị Thu Giang, để nâng cao giá trị bản thân, yếu tố quyết định là các nhân sự trẻ cần có ý thức trang bị và trau dồi sớm các kỹ năng mềm.

Chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này, ông Ngô Tấn Đạt khẳng định, trong thời đại số, kỹ năng quan trọng nhất là giao tiếp, khả năng lắng nghe và hiểu rõ yêu cầu của đối tác, đồng nghiệp trong công ty và cùng bộ phận (team); kỹ năng trình bày, diễn đạt ý kiến quyết định khả năng thuyết phục đối tác.

Thứ hai, kỹ năng quản lý thời gian, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và maketing phải thực hiện các dự án có tiến độ nhanh và gấp nên các nhân sự cần biết phân chia nguồn lực thời gian để đảm bảo công việc đúng hạn.

Thứ ba, kỹ năng tự học. Lấy đơn cử vòng đời của điện thoại di động thông minh thường chỉ kéo dài khoảng 1 năm là đã có phiên bản mới ra đời, ông Ngô Tấn Đạt nhấn mạnh đến sự phát triển và thay đổi quá nhanh của kiến thức công nghệ. Thực tế này bắt buộc các nhân sự trẻ có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tự phát triển bản thân để có khả năng nắm bắt xu hướng công nghệ mới thật nhanh, không để mình bị động trước các cơ hội và không bị bỏ lại trong thời đại công nghệ phát triển.

“Kỹ năng tự học suốt đời không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh cho các nhân sự với nhau mà còn là lợi thế cạnh tranh của con người với… công nghệ” – ông Ngô Tấn Đạt cho hay.

Trong khi đó, theo thông tin từ bà Nguyễn Thị Thu Giang, năm 2020, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đề xuất top 3 kỹ năng quan trọng nhất của lực lượng lao động là giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phân tích và đổi mới, chiến lược học tập và chủ động học tập. Tuy nhiên, đến năm 2022, trong top 3 kỹ năng quan trọng nhất cho năm 2025, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã thay đổi thứ tự ưu tiên: tư duy phân tích và đổi mới, chiến lược học tập và chủ động học tập, cuối cùng là giải quyết vấn đề phức tạp.

“Các nhân sự cần tìm hiểu, tham khảo thêm các nguồn thông tin, chủ động trang bị kỹ năng việc làm cho bản thân để hội nhập và không đi sau thời đại. Cần thiết hơn, trong giai đoạn biến động việc làm như hiện nay, đây là cách để người lao động thích nghi giai đoạn thử thách và khó khăn của thị trường lao động” – bà Nguyễn Thị Thu Giang chia sẻ.

Nhân sự Gen Z đang đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn từ chính công nghệ, khi tự động hóa và trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển. Những công việc như tuyển dụng tester đang dần được thay thế bằng các công cụ kiểm thử tự động, đòi hỏi Gen Z phải liên tục nâng cao kỹ năng.

Khám phá các công cụ tính gross to net tự động, nhanh chóng và chính xác.

Trong các lĩnh vực như tuyển dụng trader hay tuyển dụng UI UX designer Hà Nội, sự sáng tạo vẫn là điểm mạnh của con người, nhưng công nghệ AI hỗ trợ thiết kế và giao dịch tài chính đã gây áp lực lớn. Ngay cả trong ngành sáng tạo như tuyển dụng video editor, Gen Z cũng phải cạnh tranh với các phần mềm tự động hóa. Tại Đà Nẵng tuyển dụng, nhiều vị trí cũng đang được tối ưu hóa nhờ công nghệ, làm gia tăng áp lực cho lực lượng lao động trẻ.

Xem thêm: VietnamWorks được vinh danh tại PR Awards 2023

— HR Insider/PetroTimes —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà quyết định dường như dựa nhiều vào cảm xúc hơn là lý trí. Họ có thể là những người dễ nổi nóng, hoặc ngược lại, quá dễ dàng trong việc tha thứ và bỏ qua lỗi lầm của nhân viên. 

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình sẽ khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty. Vậy sự công nhận trong công việc là gì mà có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất làm việc đến vậy? Cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé.

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm. Trong bối cảnh thị trường kinh tế bất ổn hiện nay, sự bấp bênh về thưởng Tết tháng 13 khiến nhiều người lo lắng về tài chính cuối năm. Cùng VietnamWorks học ngay cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng “ăn Tết” trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang chán việc và phân vân không biết có nên đổi việc hay không thì hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết có nên nhảy việc cuối năm không thì tham khảo ngay bài viết này nhé. VietnamWorks sẽ phân tích cụ thể những cơ hội và rủi ro giúp bạn chọn được quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân.

Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà quyết định dường như dựa nhiều vào cảm xúc hơn là lý trí. Họ có thể là những người dễ nổi nóng, hoặc ngược lại, quá dễ dàng trong việc tha thứ và bỏ qua lỗi lầm của nhân viên. 

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình sẽ khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty. Vậy sự công nhận trong công việc là gì mà có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất làm việc đến vậy? Cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé.

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm. Trong bối cảnh thị trường kinh tế bất ổn hiện nay, sự bấp bênh về thưởng Tết tháng 13 khiến nhiều người lo lắng về tài chính cuối năm. Cùng VietnamWorks học ngay cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng “ăn Tết” trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang chán việc và phân vân không biết có nên đổi việc hay không thì hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết có nên nhảy việc cuối năm không thì tham khảo ngay bài viết này nhé. VietnamWorks sẽ phân tích cụ thể những cơ hội và rủi ro giúp bạn chọn được quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers