adsads
Untitled design 8 1
Lượt Xem 5 K

Để phát huy hết tiềm năng của những “độ lệch” này, lãnh đạo không những có vai trò định hướng mà còn là người kết nối, phối hợp và cân bằng các cá tính trong nhóm. Để có thể kết hợp nên những nhóm làm việc hiệu quả, người lãnh đạo cần có đủ sự thấu hiểu đối với nhân sự.

Hạn chế rủi ro “tuyển sai người” và phối hợp làm việc nhóm hiệu quả

Có một thực trạng thường xảy ra trong vòng phỏng vấn, đó là các ứng viên có thể không thể hiện được trọn vẹn khả năng và tính cách của mình, hoặc không thể hiện đúng về bản thân để được “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng. Kết quả tuyển dụng cũng bị chi phối bởi những suy nghĩ chủ quan của người phỏng vấn. Thấu hiểu tính cách và cảm xúc trí tuệ của ứng viên là cả một quá trình, do đó việc này nên được bắt đầu ngay từ giai đoạn tuyển dụng để giúp giảm thiểu đáng kể những trường hợp “tuyển dụng sai”, cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong công việc, kết hợp những tính cách không “ăn khớp” với nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm việc nhóm. Việc “đọc tính cách” nhân viên sẽ giúp lãnh đạo hiểu được cá tính mỗi thành viên, cách tương tác làm việc hiệu quả đối với mỗi tính cách, đạt hiệu quả cao hơn trong việc thuyết phục, truyền cảm hứng và đào tạo nhân viên.

Một trong những xu hướng hiện nay giúp lãnh đạo có một cái nhìn đa dạng về các ứng viên và tiết kiệm thời gian là sử dụng các công cụ hỗ trợ đánh giá tính cách và trí tuệ cảm xúc, bên cạnh quy trình đánh giá và phỏng vấn truyền thống. Các bài kiểm tra tính cách và trí tuệ này đang được nhiều nhà tuyển dụng trên thế giới sử dụng để đánh giá ứng viên khách quan và chính xác hơn.

Khi “trí tuệ cảm xúc” quan trọng hơn “chỉ số thông minh”

Hiện nay, có một số loại hình trắc nghiệm tuyển dụng phổ biến trên thế giới là trắc nghiệm IQ (chỉ số thông minh), EQ (trí thông minh cảm xúc), thiên hướng nghề nghiệp, trắc nghiệm tâm lý, trắc nghiệm trình độ chuyên môn và trình độ vận dụng. Mặc dù kiến thức, khả năng suy luận, logic của các ứng viên rất quan trọng, các nhà tuyển dụng hiện nay có xu hướng chú trọng hơn về những bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc. Khoảng 20% công ty ở Mỹ sử dụng bài kiểm tra EQ để đánh giá hành vi và khả năng “hòa nhập” tổ chức của ứng viên.

Ở châu Âu, các bài kiểm tra EQ được dùng trong tuyển dụng những vị trí cấp cao, giúp doanh nghiệp nhận ra các ứng viên có năng lực giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng chịu áp lực cao. Các nhà tuyển dụng Nhật Bản cũng ưu tiên sử dụng những bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc để phân tích tính cách và độ trung thực của ứng viên.

Trong những năm gần đây, các công ty đa quốc gia có trụ sở tại Việt Nam cũng đã và đang áp dụng những phương pháp trắc nghiệm tính cách và trí tuệ trong việc đánh giá ứng viên. Các nhà tuyển dụng này ưu tiên những bài kiểm tra có tính linh hoạt và toàn diện, trong đó, nổi bật là 3E-IP Test, phương pháp kiểm tra cả tính cách lẫn trí tuệ cảm xúc, có kết quả chi tiết, đa dạng và dễ đọc, phù hợp trong tuyển dụng ứng viên mới và trong đánh giá nhân viên theo định kỳ, có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau…

Việc thấu hiểu nhân sự chưa bao giờ là điều dễ dàng với những nhà lãnh đạo. Áp dụng những công cụ giúp kiểm tra tính cách và trí tuệ sẽ đem lại các kết quả đánh giá khách quan, hỗ trợ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phát triển đội nhóm hiệu quả.

 

Công cụ đánh giá toàn diện 3E-IP Test

Bài kiểm tra 3E-IP là một công cụ toàn diện giúp cho nhà tuyển dụng hiểu được tính cách và trí tuệ của ứng viên tiềm năng cũng như nhân viên hiện tại. 3E-IP Test hỗ trợ người tìm việc và công ty đưa ra quyết định đúng từ giai đoạn tuyển dụng, tạo được giá trị cho doanh nghiệp và đạt được “Thành công sau khi gia nhập”. Đây cũng là tầm nhìn dài hạn của Navigos Group giúp doanh nghiệp và ứng viên kết nối thành công với nhau và đóng góp cho sự phát triển bền vững cho cả hai phía.

TÌM HIỂU THÊM VỀ 3E-IP TEST

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers