adsads
25 1200x900
Lượt Xem 6 K

Được cấp trên đối xử công bằng

Công bằng luôn là điều mà mọi nhân viên hướng tới trong môi trường làm việc. Khi mọi người có cơ hội phát triển như nhau, được đối xử xứng đáng với công sức của mình bỏ ra, nhân viên sẽ làm việc với tâm thế yên tâm và có niềm tin vào cấp trên hơn. Họ sẽ thấy khó chịu vì bản thân làm việc chăm chỉ nhưng lại được sếp ưu ái ít hơn so với những người cống hiến ít hơn. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, rất có thể sẽ dẫn đến những mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp và dẫn đến kết cục đường ai nấy đi. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể để mất những nhân viên giỏi nếu người lãnh đạo không đối xử công tâm với các nhân viên của mình.

Được trao không gian làm việc tự do

Thông thường, nhiều người sẽ tiền lương đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ chân nhân sự. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng không kém quyết định tới việc nhân viên có gắn bó với công ty không nằm ở cảm  thoải mái với môi trường làm việc và cách quản lý của cấp trên. Hay nói cách khác, đó chính là sự tự do.

Khi bạn cho nhân viên quyền tự do, giống như việc bạn đang ươm mầm cho ý tưởng sáng tạo đổi mới. Hãy để nhân viên của bạn được sắp xếp công việc một cách tự do theo ý muốn của họ, không nên can thiệp, kiểm soát quá sâu, quá chặt vào quá trình làm việc, cách thức làm việc và cả giờ giấc phân chia công việc của họ. Để họ có không gian tự sắp xếp nhiệm vụ của chính mình có thể giúp nhân viên tăng năng suất làm việc của chính họ.

Được tạo cơ hội phát triển qua việc bước ra khỏi vùng an toàn

Nhiệm vụ lặp đi lặp lại có thể tạo ra sức ỳ, kiềm hãm hay xói mòn tài năng của nhân viên. Muốn có đội ngũ nhân sự chất lượng thì bạn phải biết tạo cơ hội để họ phát triển. 

Đây cũng chính là điều mà nhân viên mong muốn từ sếp của mình. Hãy tạo cơ hội để nhân viên của bạn bước ra khỏi vùng an toàn bằng cách ra các nhiệm vụ, thử thách mới. Những thách thức mới sẽ tạo điều kiện để mỗi cá nhân phải thay đổi cách làm việc, rèn luyện khả năng sáng tạo, tư duy mới. Và hãy đảm bảo bạn luôn ở bên cạnh hướng dẫn, động viên và thúc đẩy để họ có thể vượt qua nhiệm vụ được giao.

Khen công khai, phê bình riêng tư

Ai cũng sẽ có lúc mắc sai lầm. Nhân viên của bạn cũng vậy, họ có những đóng góp tích cực cho công ty nhưng cũng sẽ có lúc mắc phải sai sót. Khi nhan viên mắc sai lầm trong công việc, việc bạn nắm bắt nguyên nhân sai lầm của cấp dưới trong từng tình huống cụ thể và xử lý theo cách phù hợp nhất đóng vai trò rất quan trọng.

Bạn có thể gặp gỡ riêng tư, trao đổi, phân tích bằng thái độ điềm tĩnh, ngôn từ lịch thiệp; vừa mang tính xây dựng để nhân viên hiểu rõ lỗi sai và giữ vững cái đầu lạnh để sửa chữa. Hạn chế chỉ trích nặng lời họ trước mặt nhân viên khác vì có thể khiến tinh thần của họ đi xuống, dẫn tới cảm giác bất mãn. Còn torng trường hợp cấp dưới của bạn lập công, hãy khen ngợi họ một cách hợp lý trước toàn thể đội nhóm. Việc được sếp công nhận thành quả là một trong những cách hữu dụng tạo động lực cho nhân viên ngày càng quyết tâm hơn trong công việc và gắn bó hơn với công ty.

Được lắng nghe ý kiến 

Mọi nhân viên trong công ty đều có quyền bình đẳng và phát ngôn. Những đề xuất và ý tưởng của nhân viên có thể giúp ích rất nhiều cho sự để phát triển công ty. Nếu bạn liên tục từ chối những đề nghị của nhân viên, bạn đang đẩy những nhân sự giỏi của mình thành những con robot, chỉ biết làm theo ý sếp và không có quyền lên tiếng những điều mình muốn nói.

Bạn hãy lắng nghe những ý tưởng đó một cách thật chân thành và cầu thị. Nếu ý kiến đó chưa thật sự hoàn thiện, hãy đóng góp thêm ý kiến của mình để phát triển ý tưởng đó. Nếu để xuất đó chưa hợp lý hoặc hợp thời điểm, bạn hãy nhẹ nhàng giải thích và động viên họ tiếp tục cho ý kiến cho những lần sau. Một khi bạn chấp nhận bản kế hoạch, đề xuất đó thì hãy dành thời gian để bắt tay xây dựng cùng nhân viên của mình. Có người sếp tâm lý, sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu ý kiến là điều mà nhân viên nào cũng mong muốn

Sự kết nối

Nhân viên đi làm không chỉ đơn giản là kiếm tiền mà còn tìm kiếm niềm vui trong công việc. Sự kết nối với sếp cũng như các thành viên khác trong công ty ảnh hưởng lớn đến năng suất làm việc của họ. Nếu bầu không khí quá ngột ngạt, sẽ chẳng nhân viên nào thoải mái dóng góp hết mình. Một lời chào hỏi, một cuộc nói chuyện về gia đình, một nụ cười, lời động viên giữa lúc deadline căng thẳng đôi khi cũng quan trọng không kém so với việc được đánh giá tốt tại các cuộc họp.

Xem thêm: Đúc kết 4 chiến lược Quản trị nhân sự từ các công ty hàng đầu

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers