adsads
nguyen nhan khien nhan vien gioi dut ao ra di 1
Lượt Xem 98 K

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người giỏi dứt áo ra đi, thế nhưng nguyên nhân chính có thể đến từ chính… bạn. Sau đây là 6 nguyên nhân khiến nhân viên muốn ra đi.

 

Không được tôn trọng và bị đánh giá thấp

Các nhà quản lý thường chỉ quan tâm đến doanh số, lợi nhuận, sản phẩm, lợi ích của cổ đông và năng suất mà không nhận ra rằng chính con người là nhân tố quyết định trong mỗi thương vụ thành công.

 

Nhân viên cần được tưởng thưởng sau mỗi thành công của doanh nghiệp. Sự tưởng thưởng này không chỉ đơn giản là lương thưởng, mà còn ở phúc lợi, môi trường, văn hóa làm việc… Nếu bị trả lương thấp, môi trường làm việc không an toàn, phúc lợi không có, chắc chắn họ sẽ bỏ doanh nghiệp mà đi. Thực sự có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay không có sự quan tâm đến việc duy trì đội ngũ nhân viên giỏi, họ không quan tâm đúng mực đến nhân viên và khiến nhân viên phải rời bỏ. Tuyển một người lương thấp, không có tay nghề cực kỳ dễ dàng, nhưng hãy nghĩ xem bạn cần bao nhiêu thời gian và tiền của để đào tạo người đó trở thành một nhân viên giỏi?

 

Không phát triển

Không ai muốn dậm chân tại một vị trí suốt cuộc đời, ít nhất chúng ta cần học hỏi được điều gì đó hoặc có một bước tiến trong sự nghiệp khi làm việc tại doanh nghiệp. Nhân viên, đặc biệt là nhân viên giỏi, họ rất cần được công nhận, có thể họ chưa có cơ hội thăng chức, nhưng họ muốn mình có một “thành tựu thuyết phục” khi làm việc tại doanh nghiệp, đó có thể là một danh hiệu hay bằng khen tại doanh nghiệp để công nhận thành tích của họ. Ngoài ra, sự đổi mới và đa dạng trong công việc cũng là yếu tố cần thiết để nhân viên luôn cảm thấy tươi mới và không ngừng cố gắng. Nếu không có cơ hội phát triển, họ ra đi cũng là điều dễ hiểu.

 

Môi trường làm việc không chuyên nghiệp, lỗi thời và bất công

Nếu doanh nghiệp của bạn ban hành nguyên tắc và luật lệ như thời 1900 hồi đó thì chắc chắn nhân viên sẽ “bỏ chạy” trong vòng 3 nốt nhạc. Không ai muốn làm việc trong một môi trường đầy rẫy bất công, phân biệt giới tính, cổ hủ, già cỗi…

 

Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, linh động, sáng tạo sẽ dễ dàng giữ chân nhân viên hơn là một môi trường làm việc cứng nhắc. Ví dụ trong trường hợp lý tưởng, nhân viên giỏi không có nhiều lựa chọn và họ chịu đi tiếp với doanh nghiệp “già cỗi” đó thì dù họ có nỗ lực cách mấy cũng không thể giúp doanh nghiệp cạnh tranh lại với những đối thủ tiến bộ và hiện đại hơn ngoài kia.

 

Thiếu nhuệ khí

Bạn có thích làm việc với những đồng nghiệp bất lịch sự, hay nói xấu nhau, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, người làm việc tốt thì không được khen thưởng, người làm kém hiệu quả hay trễ deadline thì không bị phê bình?

 

Team building và các buổi họp nhóm rất quan trọng để gắn kết mọi người với nhau, các cá nhân sẽ có cơ hội góp ý kiến để nâng cao hiệu quả công việc, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển. Nếu ý kiến cá nhân không được tôn trọng và thường bị gạt bỏ, tinh thần đồng đội trong tập thể không có, bạn có nghĩ là họ muốn ở lại không?

 

Đề bạt sai người

Một vài doanh nghiệp đang phát triển văn hóa “đề bạt sai người”. Nói cho dễ hiểu là doanh nghiệp thường tán dương sếp về hiệu quả kinh doanh hay ý kiến đổi mới sáng tạo của bộ phận chứ không hề tán dương nhân viên dù cho ý tưởng hay công sức đó đến từ nỗ lực của nhân viên. Điều này vô cùng nguy hiểm cho doanh nghiệp vì nhân viên giỏi sẽ cảm giác rằng họ cần phục tùng và im lặng hơn là sáng tạo và cạnh tranh.

 

Phân cấp phân quyền thay vì tự chủ

Sự phân cấp phân quyền quá hình thức và nặng nề sẽ giết chết sự sáng tạo, kỹ năng ra quyết định và sự khôn ngoan của nhân viên giỏi. Thay vì tìm cách giữ vững “ngai vàng” của mình trong cuộc chiến tranh giành quyền lực, những nhà lãnh đạo giỏi nên trao quyền cho nhân viên, để họ có thể tự lực cánh sinh, từ đó cho ra những sáng kiến mới giúp doanh nghiệp phát triển. Nếu không, sớm muộn gì bạn cũng tự “ép” nhân viên của mình phải rời bỏ.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers