adsads
Untitled design 114
Lượt Xem 15 K

Lý do của sự lưỡng lự này vì lo họ sợ việc từ chối sẽ làm xấu đi hình ảnh một nhân viên siêng năng, nhiệt tình và quan trọng nhất chính là họ sẽ vuột mất các cơ hội thăng tiến nếu không chấp nhận giúp đỡ.

Nhiều người đã nghĩ rằng: “những người thành công sẽ luôn nói “có” với công việc”. Trái lại, trên thực tế, nếu họ làm vậy thì hiệu suất làm việc sẽ giảm, không thể bắt kịp với mọi thứ và cuối cùng là gây thất vọng cho mọi người, đặc biệt là chính bản thân họ.

Việc đồng ý giúp đỡ là cơ sở cho những cột mốc, mục tiêu dài hạn sắp tới của chúng ta. Nhưng nhiều người đã hiểu lầm điều này với việc luôn sẵn sàng nói “có” khi có người yêu cầu như cấp trên hay đối tác. Họ đã hy vọng bằng cách nào đó những việc này sẽ giúp ích cho họ.

Và sau đây là tư vấn của chuyên gia về nghề nghiệp Dara Blaine dành cho bạn:

“Chúng ta đang nghĩ rằng trong thời đại này, những người thành công, những người đi trước luôn nói “Có” với mọi việc. Tuy nhiên, đó là khi họ chưa chứng kiến sự nghiệp của những người học cách từ chối”.

Vấn đề ở đây là:

Tại sao bạn nên nói “không” thường xuyên hơn ?

Tại sao bạn sẽ trở nên thoải mái với việc từ chối người khác ?

Trước tiên, khi bạn luôn đồng ý giúp đỡ mọi người, ưu tiên của bạn sẽ dần thay đổi và hướng tới người khác. Dần dần bạn sẽ thấy kiệt sức và căng thẳng vì thời gian làm việc không được sắp xếp, phân bố như bạn muốn.

Và nó sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Liên tục “chăm chỉ” như thế một thời gian, bạn sẽ không còn thời gian cho những điều quan trọng (chẳng hạn như sự nghiệp, sở thích hay gia đình ). Và tệ hơn cả, bạn sẽ mất đi sự tự tin và những người khác sẽ có suy nghĩ trong vô thức rằng bạn là người không có sự quyết đoán với những điều cần thiết.

Tuy nhiên vẫn rất nhiều người cảm thấy khó khăn để nói hai chữ “từ chối” này.

Hãy để tôi chia sẻ điều này: “Đừng cố làm hài lòng mọi người vì đó là việc không thể. Bạn sẽ làm tổn thương chính mình nếu thử”.

Yếu tố chính ngăn mọi người (có lẽ là chính bạn) nói “không” là nỗi sợ làm người khác thất vọng. Hãy nhớ rằng bạn phải tự chăm sóc bản thân. Khi bạn căng thẳng và mệt mỏi, dù đã giành nhiều sự giúp đỡ cho người khác thì chưa chắc họ đã dành thời gian cho bạn.

 

Xem xét các ưu tiên của bạn

Bạn có phân biệt điều bạn cần làm và điều bạn bắt buộc phải làm không?

Hãy suy nghĩ về câu hỏi đó.

Theo kinh nghiệm của tôi, điều đó rất quan trọng để không công viêc nào bị bỏ quên. Khi bạn quan tâm tới quá nhiều vấn đề, bạn sẽ không dành đủ thời gian cho những việc cần thiết nhất.

Nếu bạn đang không rõ ràng về các ưu tiên của mình, hãy dành chút thời gian để liệt kê tất cả những việc bạn đang làm, những việc bạn muốn làm và những việc bạn phải làm.

Điều quan trọng nhất sẽ nổi lên và bạn sẽ nhanh chóng nghĩ ra lý do tại sao những điều này cần phải làm ngay bây giờ.

Ưu tiên một cách hiệu quả có thể giúp hiệu suất công việc cao hơn, tiết kiệm thời gian và giảm căng thẳng cho bạn. Một khi biết điều gì quan trọng nhất bạn sẽ dễ dàng quyết định nơi cần tập trung thời gian và sức lực của mình.

 

Học cách nói từ chối một cách hợp lí

Nói “không” và học cách từ chối người khác giúp cho bạn tạo ra được một giới hạn cho bản thân, cũng như nâng cao sự tôn trọng dành cho bản thân mình. Nó giúp cho mọi người hiểu rằng, bạn cũng có những nhu cầu riêng và những giới hạn riêng.

Bây giờ câu hỏi được đặt ra là: “Nên từ chối như thế nào”?

Dưới đây là bảy lời khuyên của tôi:

Hãy trực tiếp sử dụng các cụm từ như “không”, “tôi không muốn” về hay “tôi không thể”.

Đừng cảm thấy cần phải xin lỗi hay đưa ra lý do để từ chối công viêc đó.

Nếu có thể hãy từ chối thẳng thắn thì sau này bạn sẽ không cảm thấy khó xử

Hãy dùng những từ ngữ lịch sự như “cảm ơn vì đã hỏi” hay “tôi rất lấy làm tiếc”

Hình dung việc nói “không”: Bạn có thể làm điều này bằng cách nghĩ về sự tự tin khi từ chối các yêu cầu ảnh hưởng đến thời gian hay tiêu tốn công sức của bạn. (Điều này sẽ giúp việc nói không trong cuộc sống thực dễ dàng hơn nhiều)

Tránh nói những điều như “hãy để tôi nghĩ về điều đó” khi bạn biết rằng bạn không muốn làm việc đó.

Luôn nhớ rằng giá trị bản thân không phụ thuộc vào những gì bạn làm cho người khác.

Bây giờ, bạn không cần phải áp dụng tất cả bảy lời khuyên nhưng nếu có thể hãy học ít nhất hai hoặc ba. Bằng cách này, bạn sẽ có được sức mạnh cảm xúc và tinh thần để lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của bạn.

Khi bạn nghĩ rằng bạn đang bị lợi dụng hay khi được nhờ làm những việc sẽ khiến bạn mất tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên của mình – bạn sẽ nói “không”. Và một khi bạn bắt đầu làm chủ được điều này, sự tự tin sẽ tăng cao và bạn sẽ đưa cuộc sống của mình vào luồng gió mới.

 

— HR Insider / Theo cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers