adsads
moi truong lam viec da the he bai toan dau dau cho nha quan ly 1
Lượt Xem 6 K

 

Đối với các nhà quản lý, hiểu biết về các hành vi làm việc của các thế hệ khác nhau là điều cần thiết để có thể xử lý các xung đột và tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, toàn diện. Bài viết này sẽ chỉ ra những “thách thức” kinh điển mà các nhà quản lý gặp phải và cách để “phá bỏ” chúng.

 

1. Cách biệt tuổi tác

Có ý kiến cho rằng: cứ cách nhau 3 tuổi thì sẽ là 1 thế hệ khác nhau. Vậy khi nhân viên của bạn sở hữu những khoảng các tuổi tác nhất định, cách làm việc và những yêu cầu của họ với công việc cũng sẽ vô cùng khác nhau. Do đó, bạn phải tạo ra một môi trường các thế hệ nhân viên lớn tuổi nhất có thể áp dụng kinh nghiệm sâu rộng của họ, và các thế hệ trẻ có thể cống hiến và đóng góp thông qua việc áp dụng những kỹ năng cập nhật và kỹ thuật tiên tiến.

 

Để thực hiện công việc này, người quản lý phải tạo môi trường làm việc đủ linh hoạt để phù hợp với các phong cách và thái độ làm việc khác nhau giữa các nhóm tuổi. Đối với các thế hệ cũ, bạn có thể chú trọng vào việc giữ gìn sức khỏe của nhân viên và cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Với thế hệ trẻ, bạn có thể tạo ra môi trường làm việc linh hoạt với cơ hội làm việc từ mọi lúc, mọi nơi.

 

Đặc biệt, việc cải thiện giao tiếp giữa các thế hệ là rất quan trọng để tăng cường sự hiểu biết giữa mọi người với nhau và nhận ra về điểm mạnh và điểm yếu của nhau.

 

 

2. Khác biệt về các giá trị cốt lõi

Trong khi thế hệ Baby Boomers coi trọng tính cá nhân và tầm quan trọng về thành công vật chất, thì Generation X tập trung nhiều hơn vào việc sắp xếp công việc linh hoạt, thời gian cho gia đình và thế hệ Millennials coi trọng các hoạt động xã hội, tự do cá nhân và cơ hội được đóng góp hết mình cho công việc.

 

Hiểu được sự khác biệt về giá trị sẽ rất quan trọng để quản lý thái độ làm việc và thúc đẩy tổ chức tiến lên. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải tập trung vào việc tôn vinh những giá trị mà các thế hệ đã đóng góp cho nơi làm việc và thừa nhận những nỗ lực của mỗi thành viên trong nhóm, bất kể phong cách làm việc.

 

3. Sự khác biệt về phong cách giao tiếp

Sự khác biệt về phong cách giao tiếp giữa các nhân viên trẻ và lớn tuổi có sự khác biệt rõ ràng. Millennial dựa vào việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội hoặc các công nghệ kỹ thuật số khác để giao tiếp với mọi người trong môi trường của họ, trong khi Baby Boomers và Generation Generation X thích giao tiếp trực tiếp hoặc thông qua cuộc gọi điện thoại và email.

 

Ngoài ra, phong cách giao tiếp của các thế hệ trẻ là không chính thức và phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng chữ viết tắt. Nếu không được xử lý phù hợp, những khác biệt giao tiếp này có thể dẫn đến những xung đột nghiêm trọng trong tổ chức.

 

 

4. Giải pháp quản lý cho môi trường đa thế hệ

Có một điều chắc chắn là các nhà quản lý doanh nghiệp phải điều chỉnh phong cách quản lý để nâng cao hiệu quả giữa các thế hệ. Môi trường làm việc đa thế hệ yêu cầu người quản lý giáo dục và giải quyết nhu cầu của mọi lứa tuổi trong phạm vi cho phép.

 

Để các nhà quản lý doanh nghiệp thành công, các kỹ thuật và chiến lược quản lý sau đây có thể được xem xét để vượt qua các rào cản thế hệ tại nơi làm việc:

1. Thể hiện tính linh hoạt: các nhóm tuổi khác nhau có nhu cầu cá nhân và chuyên nghiệp khác nhau. Hãy chắc chắn tạo ra một nơi làm việc cởi mở và linh hoạt với các cách làm việc và thái độ làm việc khác nhau.

2. Người quản lý phải đảm bảo sử dụng nhiều kênh giao tiếp khi giải quyết vấn đề. Điều này bao gồm các định dạng cuộc họp khác nhau, kiểu giao tiếp cá nhân và sử dụng phương tiện kỹ thuật số.

3. Khi các thế hệ khác nhau mang lại những kỳ vọng khác nhau thì những phản hồi thường xuyên, đánh giá và khuyến khích sẽ là những công cụ quan trọng để nhà quản lý kiểm soát được tình hình.

4. Tạo không gian để chia sẻ kiến ​​thức. Hãy để các thế hệ nhân viên lớn tuổi hơn và nhiều kinh nghiệm hoạt động trở thành những người cố vấn nghề nghiệp cho thế hệ trẻ, đồng thời tạo ra một môi trường nơi các thế hệ trẻ có thể truyền cảm hứng cho những nhân viên lớn tuổi với các giải pháp sáng tạo mới và cách làm việc.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers