adsads
mo hinh b o t trong nganh cong nghe phan mem nhung thach thuc va co hoi nghe nghiep moi 3
Lượt Xem 4 K
Mr Pieter van Diermen - President of PYCOGROUP
Giới thiệu về ông Pieter van Diermen, Chủ tịch PYCOGROUP

Vốn xuất thân là một luật sư, ông Pieter van Diermen đã quyết định thử sức trong ngành công nghệ thông tin với vai trò người tư vấn về luật, pháp lý và chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Trước đó, ông cũng đã từng là nhà tư vấn đắc lực cho rất nhiều khách hàng quốc tế ở các ngành nghề khác nhau, trong đó có nhiều mối quan hệ liên doanh thành công trong lĩnh vực kỹ thuật số trước khi ông chính thức làm việc tại PYCO Group.

 

Ông Pieter hiện là người điều hành và giám sát chính cho các hoạt động của PYCO Group tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và chuyên lập kế hoạch hợp tác, chiến lược và pháp lý cho tập đoàn cũng như cùng lúc quản lý nhiều nhóm phát triển khác nhau ở khu vực Đông Nam Á.

Từ năm 2010, ông đã xây dựng thành công và quản lý nhiều công ty theo mô hình B.O.T (Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao) tại Việt Nam với con số lên đến hơn 150 nhân viên cho các khách hàng như Atlassian, ansarada , Magnolia và Yellow Pepper Technologies.

 

Xin chào ông. Được biết mô hình B.O.T (Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao) trong vài năm gần đây được khơi nguồn khá rầm rộ trong thị trường công nghệ phần mềm mà PYCO Group hiện đang có kế hoạch phát triển dài hơi. Ông có thể cho biết động lực nào đã khiến công ty rẽ hướng như vậy?

 

Từ năm 1999, chúng tôi đã được vinh danh trong danh sách 500 công ty lớn của Fortunes toàn cầu và là một trong những công ty hàng đầu chuyên cung ứng các giải pháp trực tuyến, kỹ thuật số và phát triển phần mềm cho các khách hàng lớn trên thế giới. Trong hơn 17 năm hoạt động ở Việt Nam, tôi và các cộng sự đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của thị trường nhân lực tại đây với trình độ kỹ thuật cao của các lập trình viên công nghệ phần mềm. Tuy nhiên, để có thể tiếp cận những cơ hội việc làm xứng tầm, cái thiếu của họ là một định hướng phát triển lâu dài trong nghề nghiệp, đặc biệt còn thiếu tư duy về phát triển sản phẩm vì hầu hết các bạn lập trình viên ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở suy nghĩ làm gia công theo yêu cầu của khách hàng.

 

Với kinh nghiệm của mình từ tư vấn giải pháp kỹ thuật, phát triển sản phẩm và thu hút nhân tài, PYCO Group đã quyết định mở rộng kinh doanh với mô hình B.O.T để giới thiệu đến những công ty công nghệ lớn đang muốn mở rộng nguồn nhân lực tại châu Á và Việt Nam. Trong mô hình này, chúng tôi thành lập một trung tâm phát triển phần mềm riêng biệt cho khách hàng với không gian, cơ sở hạ tầng theo từng yêu cầu đặc thù, tuyển dụng các kỹ sư lập trình và nhân viên điều hành có kinh nghiệm, chuyên môn phù hợp, quản lý nhân lực cho đến khi chính thức chuyển giao lại theo cam kết với khách hàng. Mô hình này được PYCO Group áp dụng và cải tiến suốt hơn bốn năm qua với nhiều tên tuổi lớn trong ngành công nghệ trên thế giới như Atlassian, Magnolia, Yellow Pepper Technologies và gần đây nhất là ansarada.

 

Vậy đâu là khác biệt giữa  mô hình B.O.T & cách làm việc truyền thống trước đây của PYCO Group?

 

Khác biệt lớn nhất có lẽ là trong cách vận hành và lựa chọn nhân sự. Với mô hình truyền thống, chúng tôi cần thích ứng nhanh với áp lực về thời hạn dự án, giúp khách hàng nắm bắt những xu hướng công nghệ mới nhất nhưng không phải luôn có đủ thời gian để đầu tư dài hạn vào sản phẩm chuyển giao cuối cùng. Nhân viên khi tham gia mô hình truyền thống của PYCO Group được kỳ vọng tự học hỏi nhiều, chịu được áp lực về thời gian và không ngần ngại thay đổi tư duy để phù hợp với nhiều yêu cầu mà khách hàng đề ra, nhất là những yêu cầu khẩn cấp tuỳ theo tình hình dự án. Đây là những phẩm chất tốt mà chúng tôi mong muốn ở nhân viên của mình nhưng cũng bộc lộ những khó khăn nhất định trong những thử thách dài hơi.

 

Mô hình B.O.T lại cho phép chúng tôi tạo dựng một nền tảng kỹ thuật và con người theo chiến lược dài hạn ngay từ đầu bằng cách vận dụng môi trường làm việc Agile hiệu quả, trao đổi và cập nhật công việc sâu sát với khách hàng. Với việc phân công nhân sự chuyên biệt chỉ làm việc riêng với từng khách hàng B.O.T, chúng tôi có thể giúp họ nhanh chóng bắt đầu hoạt động tại Việt Nam và nâng cao hiệu suất công việc. Chúng tôi cũng tìm kiếm và lựa chọn ngay từ đầu những nhân viên phù hợp với doanh nghiệp hợp tác từ kỹ năng, kinh nghiệm đến cả tính cách để có thể dễ dàng hòa nhập với văn hoá làm việc của công ty tại bản xứ.

 

Atlassian là một trường hợp rất nổi bật trên thị trường theo đuổi mô hình B.O.T nhưng đã quyết định không tiếp tục đầu tư sau ba năm hợp tác cùng PYCO Group. Đâu là nguyên nhân và liệu nó có ảnh hưởng gì đến mô hình mà PYCO Group theo đuổi?

 

Với trường hợp của Atlassian, chúng tôi tự hào đã đồng hành và xây dựng được một trong những trung tâm phát triển phần mềm hiện đại nhất tại Việt Nam. Thử thách về phát triển nhân sự khi hợp tác với Atlassian là rất lớn nhưng chúng tôi đã thu hút được hơn 100 kỹ sư công nghệ chất lượng cao và xây dựng một môi trường làm việc thoải mái nhiều tương tác với trang thiết bị tối tân chỉ trong hai năm. Scott Farquhar (CEO và là người đồng sáng lập Atlassian) từng tự hào chia sẻ những điều mà tôi xin được nhắc lại: “Đội ngũ tại Việt Nam là một trong những nhân lực chủ chốt giúp chúng tôi phát triển sản phẩm của mình suốt hơn hai năm qua và đã giành được giải thưởng đáng tự hào – ShipIt Customer Kick Ass – trong bốn lần cũng như xuất sắc chiến thắng giải thưởng Ship It Founder nhân kỷ niệm 10 năm thành lập công ty. Điều này minh chứng rõ nét cho tính sáng tạo, tư tưởng luôn cải tiến và trình độ kỹ thuật tuyệt vời của các bạn lập trình viên tại Việt Nam”.

 

Atlassian-in-partnership-with-PYCOGROUP

Văn phòng hiện đại của Atlassian trong 3 năm hợp tác cùng PYCOGROUP tại Việt Nam

 

Chúng tôi đương nhiên đã rất mong Atlassian tiếp tục đầu tư cho sự phát triển tại Việt Nam ngay cả sau khi hoàn tất chuyển giao nhưng đồng thời cũng tôn trọng chiến lược mới của họ là sẽ quy hoạch lại toàn bộ các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương để tập trung phát triển tại Sydney. Dù vậy, Atlassian vẫn có quyết định tái định cư và thuyên chuyển công việc cho hơn 50% nhân sự tại đây sang Sydney như một khẳng định về chất lượng và khả năng làm việc của kỹ sư công nghệ phần mềm trong mô hình B.O.T.

 

Atlassian vẫn là nguồn tham khảo đáng tin cậy cho các đối tác mới của PYCO Group và luôn sẵn sàng giới thiệu chúng tôi đến những khách hàng mới vì chất lượng và sự hài lòng qua hơn ba năm hợp tác tại Việt Nam.

 

Với các đối tác mới của PYCO Group, ông có kế hoạch và chiến lược gì để giúp họ thành công trong việc mở rộng nguồn nhân lực tại Việt Nam?

 

B.O.T không phải là một mô hình đại trà để áp dụng hàng loạt cho bất cứ công ty nào mà chúng tôi phải trải qua nhiều giai đoạn tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, phân tích thị trường nhân lực một cách nghiêm túc theo đường dài trước khi tư vấn và đề xuất giải pháp phù hợp cho từng doanh nghiệp. Chiến lược của chúng tôi đơn giản là xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển tối ưu nhất dựa trên kinh nghiệm của mình, kết nối cơ hội nghề nghiệp của những doanh nghiệp mình đang hợp tác với những tiêu chí rõ ràng, phúc lợi hấp dẫn và kế hoạch phát triển cụ thể đến đối tượng nhân tài tương xứng tại Việt Nam, đảm bảo việc vận hành nguồn nhân lực này phải phù hợp với văn hóa và định hướng lâu dài của từng doanh nghiệp tại bản xứ.

ansarada-in-partnership-with-PYCOGROUP

“ansarada liên danh cùng PYCOGROUP”, đối tác mới nhất của công ty theo mô hình B.O.T

 

Việc hợp tác cùng lúc với nhiều công ty công nghệ để thu hút nhân tài liệu có dẫn đến những mâu thuẫn và dẫm chân nhau trong cuộc đua tuyển dụng trên thị trường không thưa ông?

 

Câu hỏi của bạn rất hay. Chúng tôi không phải là công ty săn đầu người để giới thiệu người đi làm từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Chúng tôi có riêng những bộ phận nhân sự để làm việc cùng khách hàng về nhu cầu tuyển dụng, văn hóa công ty cho đến những quy tắc ứng xử với nhân tài để có thể đề xuất một “khung” vận hành tại Việt Nam phù hợp nhất.

 

Mô hình này đòi hỏi nỗ lực rất lớn, sự tin cậy và hợp tác chặt chẽ của nhiều cá nhân. Giống như việc bạn nuôi một đứa trẻ từ khi mới lọt lòng, bạn cần phải chăm sóc, nâng niu và thấu hiểu qua từng giai đoạn để giúp đứa bé phát triển đúng hướng nhất. Tương tự đối với nhân sự của mô hình này, chúng tôi đề ra kế hoạch nghề nghiệp dài hơi cho từng đối tượng mục tiêu, giúp họ yên tâm với định hướng của công ty để cam kết phát triển sản phẩm tốt nhất và gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp.

 

Sẽ không có chuyện dẫm chân nhau trong quá trình tuyển dụng bởi chúng tôi kết nối doanh nghiệp với nhân sự phù hợp chỉ khi họ có cùng mối quan tâm và những mục tiêu chung để đáp ứng đúng nhu cầu phát triển vừa đa dạng vừa đặc thù của từng khách hàng khác nhau.

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers