• .
adsads
266 2
Lượt Xem 5 K

 

Tìm hiểu suy nghĩ của người phỏng vấn sẽ làm tăng đáng kể cơ hội của bạn trong việc đáp ứng từng mục của danh sách bí kíp của nhà tuyển dụng mà bạn chuẩn bị phỏng vấn.

#1: Nếu bạn đến trễ, rất có thể là bạn đã đánh mất cơ hội của mình!

Dù là 5 phút hay 20 phút đi chăng nữa, bạn đã lãng phí thời gian của người phỏng vấn rồi – và ngay tại thời điểm đó rất có khả năng bạn đã đánh mất cơ hội của mình.

Cuộc sống luôn có những tình huống bất ngờ mà. Nhưng trong nhiều trường hợp, tốt hơn hết các ứng cử viên nên hoãn cuộc phỏng vấn hơn là đến trễ.

Bí kíp: Hãy trừ hao 15 đến 20 phút cho trường hợp kẹt xe. Và nếu bạn cảm thấy một cái gì đó có thể ảnh hưởng đến việc bạn có mặt đúng giờ cho cuộc phỏng vấn, hãy dời lịch phỏng vấn lại.

#2: Người phỏng vấn và người liên hệ với bạn có thể cùng một người

Trong nhiều trường hợp, người phỏng vấn bạn tại văn phòng có thể sẽ không phải là người liên hệ với bạn qua email hoặc điện thoại. Đừng bao giờ nghĩ đến việc thốt ra “Tôi muốn gặp người đã liên hệ với tôi trước đó”. Đặc biệt, nếu người phỏng vấn bạn trông có vẻ “thấp cổ bé họng” thì cũng đừng nên tỏ thái độ nhé. Thường thì, hành vi này sẽ khiến bạn hối hận về sau đấy. Ngoài ra bạn nên đối xử thật chuyên nghiệp với các thành viên bạn gặp trong quá trình phỏng vấn tại công ty, vì biết đâu chừng họ sẽ kể về bạn với người phỏng vấn của bạn.

Bí kíp: Khi bạn vào văn phòng phỏng vấn, hãy đối xử với mọi người bạn gặp phải một cách chuyên nghiệp và lịch sự, từ nhân viên bảo vệ cho đến người lạ đi cùng bạn trong thang máy.

#3: Vẻ ngoài chuyên nghiệp: điểm cộng của bạn đấy!

Các nhà tuyển dụng và người quản lý tuyển dụng cũng muốn biết rằng bạn có phù hợp với hình ảnh hoặc thương hiệu của công ty hay không, đặc biệt nếu công việc bạn muốn làm là bán hàng hoặc cần phải giao dịch với khách hàng. Nếu bạn không trông chỉn chu nhất có thể trong một cuộc phỏng vấn xin việc làm thì đó cũng là dấu hiệu bạn không coi trọng bản thân hoặc sự nghiệp của mình

Bí kíp: Theo dõi các kênh xã hội để xem các “đồng nghiệp tương lai” của bạn ăn mặc như thế nào. Nếu bạn ứng tuyển cho cửa hàng nào đó, một bộ quần áo phù hợp chính là quần áo công sở chứ không phải là một bộ quần áo sáng tạo, phá cách.

#4: Tôi đang tìm những lý do để tôi có thể “loại” bạn.

Nhà tuyển dụng có thể phải phỏng vấn từ 10 đến 20 ứng cử viên cho một chức vụ duy nhất, do đó, đây là một quá trình loại bỏ các ứng viên để có được hai hoặc ba người nổi trội nhất. Khi chức vụ này có quá nhiều ứng viên tuyệt vời, ngay cả những sai lầm nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến việc bạn bị từ chối.

Bí kíp: Hãy chuẩn bị tốt nhất có thể cho cuộc phỏng vấn và trả lời các câu hỏi một cách hoàn hảo nhất có thể, “Vì vậy hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn đi nào.” Hãy cho họ nhiều lý do để nói “có”. Và sau đó cung cấp cho họ thêm một vài lý do nữa.

#5: Tôi muốn biết bạn biết gì về công ty của chúng tôi – dù ít hay nhiều.

Nhà tuyển dụng muốn biết được bạn đã nghiên cứu những gì về công ty, nhân viên cấp C, ngành, xu hướng hiện tại và hơn thế nữa. Và họ có thể không hỏi bạn bao nhiêu bạn biết, thay vào đó họ đợi câu trả lời từ bạn.

Bí kíp: Biết được lịch sử của công ty và kiểm tra xem công ty đã có thông tin gì và nhận được giải thưởng nào gần đây luôn là điều bạn nên làm khi chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn nào đó. Hãy thêm vào cuộc phỏng vấn của bạn các thông tin mà bạn tìm được một cách tự nhiên nhất có thể.

#6: Nếu bạn thư giãn, thì chúng tôi cũng thoải mái.

Nếu bạn tự làm bản thân hoảng loạn bằng cách nghĩ rằng nhà tuyển dụng có toàn quyền sinh sát sự nghiệp của mình, điều này có thể ảnh hưởng đến thái độ của bạn, và rất có thể làm bạn mất đi cơ hội việc làm của mình.

Bí kíp: Tập trung vào câu chuyện của chính bạn, những gì bạn có thể mang lại và kiến thức của bạn về công ty. Tiếp tục luyện tập cho đến khi bạn có thể giải quyết các câu hỏi phỏng vấn phổ biến thoải mái như bạn thể bạn chỉ đang thảo luận về những gì bạn đã làm vào cuối tuần trước.

#7: Nếu bạn cứ cắt ngang khi tôi đang nói, tất nhiên là tôi không hài lòng rồi.

Cắt ngang lời của ai đó – đặc biệt là nhà tuyển dụng – là hành vi không thận trọng và khiến người đó cảm thấy bạn không nghĩ điều họ đang nói là quan trọng. Nếu bạn cứ tiếp tục làm gián đoạn nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn, họ có thể nghĩ đó là cách bạn sẽ giao tiếp trong công việc.

Bí kíp: Hãy là một người có khả năng lắng nghe tốt. Sử dụng các tín hiệu thay cho lời nói như gật đầu để cho biết bạn có gì đó để nói về một điểm, nhưng chỉ nói sau khi người quản lý đã nói xong nhé.

#8: Tôi sẽ đánh giá bạn dựa trên người tiền nhiệm của chức vụ này.

Nếu người cuối cùng làm chức vụ (ví dụ như Trưởng phòng Marketing) bạn đang ứng tuyển là người năng nổ, thì nhà tuyển dụng sẽ muốn có người phù hợp với khuôn mẫu đó. Nếu người đó cẩu thả, người quản lý tuyển dụng sẽ muốn tuyển ai đó cẩn thận, tỉ mỉ.

Bí kíp: Trong khi người phỏng vấn của bạn đang thảo luận về trách nhiệm công việc, hoặc khi bạn được hỏi bạn có câu hỏi gì, hãy hỏi: “Phẩm chất có giá trị trong chức vụ này là gì?” Và làm theo đó với một ví dụ ngắn gọn về cách bạn sở hữu chúng.

#9: Có một ứng viên từ nội bộ công ty đang tranh giành chức vụ này.

Luôn có những người có lợi thế hơn các ứng cử viên khác: một người nào đó bên trong công ty, những người hiểu biết về công ty, biết văn hóa và có thể biết nhà tuyển dụng. Điều này không có nghĩa là người đó là kẻ xấu xa; anh ấy vẫn phải phỏng vấn, giống như bạn, và ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Bí kíp: Hãy tự tin, trả lời như cách bạn thường làm với các cuộc phỏng vấn khác, và chuẩn bị để gây ấn tượng với người phỏng vấn với những gì bạn có thể mang đến mà một ứng cử viên nội bộ không thể: quan điểm mới và kỹ năng mới đi kèm với trải nghiệm bên ngoài của bạn.

#10: Không có gì lạ nếu bạn theo dõi tình hình tuyển dụng sau khi phỏng vấn, nhưng đừng theo dõi mỗi ngày nhé.

Nếu một tuần trôi qua và bạn không nghe thấy gì từ nhà tuyển dụng đã phỏng vấn bạn, có thể nhân viên nhân sự của công ty ấy đang quá bận bịu thôi. Bạn có thể theo dõi bằng cách gửi email cảm ơn và lấy thêm thông tin thay vì gọi điện mỗi ngày cho họ.

Bí kíp: Kiểm tra 1 lần/ tuần, không phải hàng ngày. Cũng lưu ý rằng hầu hết các nhà tuyển dụng đều thích email hơn các cuộc gọi điện thoại trực tiếp.

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers