• .
adsads
Untitled design 53
Lượt Xem 5 K

Đàm phán lương bổng thường là giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn nhạy cảm nhất trong quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kỹ năng đàm phán về lương để phù hợp với năng lực của mình. Vậy làm sao để có một mức lương cao đúng như với mong đợi của bạn?

Các bạn sinh viên mới ra trường khi đi phỏng vấn thường đưa ra những câu hỏi không phù hợp về mức lương. Trường hợp thứ nhất, các bạn thường né tránh và để nhà tuyển dụng tự quyết định mức lương của mình. Hoặc trường hợp thứ 2 là một số bạn có yêu cầu về mức lương quá cao so với năng lực và vị trí của mình.

Và rõ ràng, chúng ta có thể thấy nếu như không có kỹ năng đàm phán về lương bổng, bạn rất có thể sẽ đánh mất quyền lợi của mình.

Sau đây sẽ là một vài lưu ý cần biết để bạn ghi điểm tuyệt đối trong buổi phỏng vấn cũng như có được mức lương phù hợp:

 

1. Thể hiện bản thân phù hợp với vị trí tuyển dụng 

Để có thể yêu cầu được mức lương mong muốn, trước hết bạn cần phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự phù hợp với vị trí tuyển dụng đó. Vì vậy, hãy thể hiện bản thân, kinh nghiệm, kỹ năng của mình để nhà tuyển dụng thấy mình là người mà họ cần tìm.

Khi nhà tuyển dụng cảm thấy bạn có năng lực thì họ sẽ sẵn sàng trả cho bạn mức lương phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu rõ giá trị bản thân. Ví dụ với kinh nghiệm là digital Marketing 2 năm thì mức lương tạm ổn là bao nhiêu?. Đây cũng là điều bạn cần phải biết bởi nó xác định giá trị của bạn trên thị trường.

 

2. Yêu cầu nhà tuyển dụng giải thích rõ hơn về mức lương bổng

Một số công ty hiện nay áp dụng các cách tính lương khác nhau. Trước khi ứng tuyển, bạn cần tìm hiểu rõ mức lương trung bình của vị trí bạn đang tuyển dụng là bao nhiêu trên thị trường. Nếu không trả lời câu hỏi này được, nghĩa là bạn đã đánh mất đi một con át chủ bài trong quá trình đàm phán lương bổng. 

Hãy tìm hiểu kỹ mặt bằng chung trên thị trường trước khi bước vào vòng đàm phán lương. Nếu không sẽ xảy ra 2 trường hợp: Bạn đàm phán mức lương quá thấp hoặc là bạn đòi hỏi mức lương quá cao đến nỗi nhà tuyển dụng nghĩ bạn là kẻ hách dịch, khó có thể hòa hợp trong môi trường làm việc của công ty.

Ví dụ, khi bạn đọc trên trang tuyển dụng ghi mức lương 7.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, khi nhà tuyển dụng giải thích rõ thì thực chất chỉ có 5.000.000 đồng/tháng là lương cơ bản, còn lại là lương doanh số hay hoa hồng từ sản phẩm,…

Vì vậy, bạn cần chú ý về các thành phần lương sao cho không bị nhầm lẫn về mức lương của công ty. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hỏi rõ về cách thức chấm công, các ngày nghỉ, giờ nghỉ của công ty.

 

3. Công ty có áp dụng các điều luật về BHXH,BHYT hiện hành hay không? Và những phụ cấp trong công ty như thế nào?

Câu hỏi này sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp của bạn. Bạn sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có kiến thức và nắm rõ về các Điều Luật lao động. Và đương nhiên, bạn cần biết về thủ tục cũng như những phần trích lương hàng tháng của mình để không phải chịu thiệt.

Ở những công ty chuyên nghiệp, ngoài các khoản lương các bạn còn được hưởng một số khoản phụ cấp khác ví dụ như: phụ cấp ăn trưa, phụ cấp xăng xe, phụ cấp các dịp lễ tết,…

 

4. Không than vãn khi đàm phán lương bổng

Bạn cần phải trả tiền nhà trọ, tiền di chuyển do nhà bạn ở xa công ty hay bạn phải thường xuyên chi tiêu cho một căn bệnh mãn tính,… Tất cả những điều này không liên quan gì đến quá trình đàm phán lương. Đừng than vãn về những điều khó khăn trong cuộc sống và mong rằng nhà tuyển dụng sẽ cho bạn một mức lương cao hơn.

 

5. Phải kiên nhẫn đàm phán

Một trong những điều quan trọng nhất trong đàm phán lương bổng cũng như bất kỳ cuộc đàm phán nào khác là sự kiên nhẫn. Hãy tìm cách từ chối khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đưa ra mức lương sàn. Và hãy tỏ ra thận trọng khi trả lời những yêu cầu đưa ra mức lương cụ thể của nhà tuyển dụng.

Bạn cũng không nên đặt ra một con số cụ thể. “Tôi muốn mức lương thấp nhất là 10 triệu đồng” hay “Tôi từng được công ty cũ trả lương 20 triệu đồng”,… Đây là cách đàm phán không nên dùng cho các vị trí cấp cao. Bất cứ con số nào được nói ra trước sẽ là một bất lợi cho bạn.

Do đó hãy luôn yêu cầu nhà tuyển dụng đưa ra mức lương họ dành cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Sau đó, bạn mới tiếp tục thương lượng trên mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Bài viết đã đưa ra một số yếu tố để giúp bạn có cuộc đàm phán về lương bổng thành công. Hy vọng bạn sẽ có được một vị trí công việc với mức lương mà bạn mong muốn.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers