adsads
shutterstock 717263626
Lượt Xem 3 K

Tuyển được nhân tài đã khó, việc giữ chân họ lại còn khó hơn. Trên cương vị một nhà lãnh đạo trong thị trường kinh doanh đầy biến động hiện nay, sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cuộc chiến giữ chân người tài ở lại. Và tất nhiên, đây là cuộc chiến muôn thuở. Cho dù có đang trong “thời bình” hay cả trong “đại dịch” đi chăng nữa, thì xu hướng giữ chân nhân tài vẫn buộc phải tiếp diễn và đóng vai trò gần như chủ chốt trong sự thành công của bất kỳ một tổ chức doanh nghiệp nhất định.

Đâu là ngòi nổ khơi mào cho cuộc chiến?

Quyết định ra đi của một nhân tài

Có nhiều lý do để một nhân tài quyết định từ chức sau bao năm gắn bó chứ không phải chỉ mỗi lương bổng. Các nhà Tâm lý học Tổ chức cho rằng, có một loại trạng thái tâm lý ràng buộc nhân lực với tổ chức của họ được gọi là Cam kết tổ chức. Theo Aydin (2011), cam kết tổ chức là việc “xác định mong muốn duy trì mối quan hệ với tổ chức, sự gắn bó chặt chẽ với những mục tiêu, những thành công của tổ chức, lòng trung thành của nhân lực và sẵn sàng nỗ lực một cách hết mình vì tổ chức đó”. Cam kết tổ chức được chia thành ba cấu phần:

    • Cam kết dựa trên mặt lợi ích: Nhân viên cảm thấy họ gắn bó với tổ chức là vì lương thưởng, những chi phí liên quan đến tổ chức.
    • Cam kết dựa trên mặt cảm xúc: Là tình cảm cá nhân đối với doanh nghiệp và sự đồng cảm đối với những người đồng nghiệp hay văn hóa doanh nghiệp cũng có thể giữ chân họ lại.
    • Cam kết dựa trên sự chuẩn mực: Là nhận thức xã hội của một nhân lực về tính đúng sai khi nó liên quan đến việc làm hay tổ chức doanh nghiệp đó.

Trong 3 loại cam kết trên, cam kết dựa trên sự chuẩn mực có xu hướng ngày càng giảm trong thập kỷ vừa qua. Nhân lực giỏi luốn muốn tìm kiếm những cơ hội tốt hơn cho mình, đó là điều hiển nhiên khi thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, nhu cầu tăng cao đồng nghĩa với việc con người cũng phải có cái nhìn xa hơn về lợi ích trước mắt của họ. Nhân tài ra đi phần nhiều là bởi: công việc chưa thực sự phù hợp với trình độ của họ, cơ hội thăng tiến chưa có được khả năng, chưa được khẳng định hay tôn trọng ý kiến, cảm giác tách biệt hay chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ về mặt kinh tế,…

Nói đi cũng phải nói lại, doanh nghiệp là lý do quyết định tại sao lại có sự ra đi của nhân lực. Có thể đánh giá trên các chiến lược và chính sách doanh nghiệp chưa thực sự công khai, rành mạch; cơ cấu vận hành chưa thực sự đạt được hiệu quả; cơ chế còn độc đoán, phương thức quản lý “gia đình” còn tồn tại; chưa biết cách sử dụng nguồn lực một cách đúng đắn; môi trường làm việc hạn chế và văn hóa doanh nghiệp còn nghèo nàn; có nguy cơ bị giải thể, các yếu tố liên quan đến pháp lý tác động lên doanh nghiệp,…

“Chiến lợi phẩm” có được từ cuộc chiến

Nếu nhìn vào tận cùng của vấn đề, cuộc chiến giữ chân nhân tài bùng nổ cũng vì các mục tiêu, lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp cụ thể. 

Trước tiên là việc tuyển nhân lực giảm được chi phí. Khi xây dựng được mô hình cơ chế tốt trong tuyển dụng, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có được vị thế trong cuộc chiến cạnh tranh nhân lực giỏi. Họ sẽ không phải mất hàng đống chi phí, sức lực hay thời gian để tìm head-hunter, thuê quảng cáo, dụng hình ảnh, mà người tài sẽ tự tìm tới. Với các hiệu ứng truyền miệng hay sự thu hút của người tài trong công ty, những nhân tài mà doanh nghiệp có nhu cầu sẽ xuất hiện dễ dàng hơn bao giờ hết.

Thứ hai là doanh nghiệp sẽ từng bước tăng được hiệu quả hoạt động kinh doanh khi có được người tài. Một dự án cần có nguồn nhân lực đủ lớn đủ giỏi để đảm nhận và hoàn thành một cách xuất sắc, đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển và duy trì tính cạnh tranh trên thương trường của doanh nghiệp. Một đội ngũ chất lượng cao, chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc sản phẩm làm ra sẽ đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Một nhân sự giỏi thường quan tâm đến các vấn đề môi trường làm việc, thăng tiến công việc, sự ghi nhận và những chương trình đào tạo chuyện môn. Họ là những người luôn muốn thử thách bản thân, sẵn sàng đi ra khỏi cái “vỏ bọc” để tìm cho mình những thách thức trong công việc cũng như cuộc sống. Một môi trường làm việc lành mạnh, cạnh tranh công bằng là thức kích thích lòng ham muốn của họ. 

Điều này buộc các nhà lãnh đạo phải suy nghĩ và và có những hành động giữ chân nhân lực nếu muốn doanh nghiệp phát triển lâu dài. Nhưng điều đáng nói ở đây, người chịu thiệt nhất vẫn là những nhân viên đang như “cá nằm trên thớt” trong chính các tổ chức này. Để không bị bỏ lại phía sau, thì chắc chắn bạn – những người làm công ăn lương, sẽ phải cần có sự chuẩn bị nhất định.

Là một “chiến binh”, ứng viên buộc phải sống sót và hoàn thành nhiệm vụ đề ra!

Nếu bạn là ứng viên và phải đứng trước một cuộc chiến “giữ” hoặc “cắt giảm” nhân sự của doanh nghiệp thì HR Insider sẽ mách bạn về một số chiến thuật mà bạn có thể sử dụng để “đánh trận” hoặc có sự chuẩn bị trong cuộc chiến không mong muốn này. 

Quản lý thời gian & tài chính

Đây là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần làm trong những tình huống mất việc hoặc sa thải không được bảo vệ như vậy. Bạn phải có nhận định đúng về thời gian mà bạn cần phải có một công việc để đáp ứng nhu cầu tài chính của mình. Kịch bản này có thể khác nhau ở mỗi người. Ngoài ra, bạn có thể giảm bớt một số khoản chi phụ hoặc không cần thiết để phần nào bù đắp cho việc mất việc có thể diễn ra. Trong khi đó, ngoài quản lý tài chính, điều này cũng sẽ giúp bạn tìm ra bao nhiêu thời gian bạn có thể dành để nâng cao kỹ năng của mình hoặc học những điều mới để có cơ hội việc làm tốt hơn.

Tự đánh giá 

Ứng viên cần xác định các kỹ năng, lĩnh vực chuyên môn, thông qua các công việc trước đây của bạn. Khi bạn xác định được mình giỏi nhất điều gì và bạn cần cải thiện và học hỏi điều gì, bạn bắt buộc phải làm việc trên những khía cạnh đó để trở lại thế giới doanh nghiệp ở những nơi tốt hơn. Hơn nữa, bạn được yêu cầu xác định mục tiêu của mình và lập kế hoạch hành động phù hợp. Và không chỉ có việc làm mà bạn còn có thể tìm thấy một số kỹ năng chưa được khai thác mình. Điều mà có thể mang đến cho bạn một số cơ hội nghề nghiệp tốt hơn hoặc có thể nảy ra nhiều ý tưởng hoặc dự án kinh doanh khác nhau để bắt đầu một việc gì đó của riêng bạn.

Nâng cấp bộ kỹ năng của bản thân

Bây giờ, đã đến lúc mở rộng bộ kỹ năng của bạn để đạt được mục tiêu nghề nghiệp tiếp theo. Hơn nữa, nếu bạn đang làm việc trong một ngành cụ thể nhiều năm hoặc có kinh nghiệm đáng kể, điều đó không có nghĩa là bạn phải dừng quá trình học tập hoặc nâng cấp bản thân. Bạn có thể chọn học một kỹ năng thịnh hành nào khác có thể phục vụ các yêu cầu trong ngành nghề về sau của bạn. Có nhiều nguồn khác nhau như hướng dẫn trực tuyến, hội thảo trên web có thể giúp quá trình học tập của bạn hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp bạn đạt được một công việc đòi hỏi những yêu cầu cao. Song, bạn cũng có thể xem xét dự án hoặc ý tưởng khởi nghiệp của mình và cũng có thể bắt đầu thực hiện những ý tưởng này. Sau khi nâng cấp bộ kỹ năng của mình, bạn sẽ thấy mình ở một vị trí vững chắc hơn nhiều để nắm bắt các cơ hội việc làm tốt hơn.

Kết nối lại với mạng lưới quan hệ

Như đã nói bởi Porter Gale – “Mạng lưới quan hệ của bạn là nơi giá trị của bạn tồn tại”. Thật vậy, người ta có thể sa thải bạn khỏi công việc, nhưng các mối quan hệ là thứ mà không ai có thể tiếp quản bạn. Bây giờ, bạn bắt buộc phải kết nối lại với các mối quan hệ chuyên nghiệp của mình, liên hệ với họ và thông báo cho họ biết về tình hình của bạn (mất việc hoặc sa thải). Bạn phải nhớ rằng càng có nhiều người biết về hoàn cảnh hoặc yêu cầu của bạn, thì càng có nhiều cơ hội cho bạn nhận được cơ hội nghề nghiệp phù hợp. Bạn có thể thực hiện điều này thông qua các nền tảng trực tuyến khác nhau như LinkedIn, Meetup, và các nền tảng ngoại tuyến như hội thảo, hội nghị hoặc các sự kiện liên quan khác. Ngoài ra, bạn nên giữ liên lạc với các mối quan hệ của mình sau khi tìm được việc làm hoặc các cơ hội nghề nghiệp khác.

Nắm bắt thời cơ tốt hơn

Vì tình huống đại dịch này đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi tổ chức (cho dù nó nhỏ hay lớn), bạn được khuyến nghị không nên lao vào thị trường việc làm một cách cố chấp, thay vào đó hãy dành thời gian và tìm kiếm một số cơ hội ổn định và tốt hơn để tránh khỏi những tình huống như sa thải, cắt giảm lương trong tương lai. Đồng thời, bạn nên theo dõi các công ty tiềm năng mà bạn đã nhắm đến từ lâu để tìm một số cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn hơn. Sau đó, bạn nên lập ra một danh sách các công ty (hoặc mô tả công việc) tương ứng cho quá trình tìm việc tiếp theo. Không cần phải nói, điều này là vô cùng quan trọng, dành thêm chút thời gian để tìm kiếm đồng nghĩa với việc mang đến cho bạn vô số cơ hội bất ngờ trong tương lai.

Kết luận

Cuối cùng, như HR Insider đã đề cập, cuộc chiến tranh giành, giữ chân nhân tài sẽ không bao giờ dừng lại, cho dù bất kỳ thời điểm nào đi nữa. Do đó nó sẽ trở nên vô cùng khốc liệt và tàn nhẫn. Dù có đứng trên khía cạnh là một cá nhân, một nhân viên, hay đến cả các tổ chức, doanh nghiệp thì tầm ảnh hưởng của cuộc chiến vẫn không thay đổi. Là một tổ chức thì nên đưa ra được những chiến lược thông minh và tinh tế để níu chân hoặc cắt giảm nhân tài phục vụ cho công ty. Và nếu là một cá nhân đơn lập tồn tại trong một công ty, tổ chức thì buộc phải tìm ra đâu là bước đi khôn ngoan nhất cho chính tương lai của bản thân mình.  

>> Xem thêm: Nơi làm việc hiện đại là nơi giảm thiểu drama và hiểu lầm

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers