• .
adsads
Untitled design 2
Lượt Xem 6 K

Nghề lập trình viên (IT) luôn nằm trong danh sách những vị trí được săn đón hàng đầu tại mọi công ty, từ quy mô nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia. Họ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy vận hành của doanh nghiệp, đặc biệt ở khâu kỹ thuật & an ninh bảo mật dữ liệu – vốn được xem là huyết mạch của công ty.

Với mức lương luôn nằm trong danh sách “hằng mong ước” với thu nhập có thể lên đến hàng nghìn đô/ tháng, các anh chàng lập trình viên luôn khiến người khác phải ghen tị vì cuộc sống của mình. Tuy nhiên, để có thể sở hữu được mức thu nhập khủng đó, người lập trình viên không chỉ đơn thuần sở hữu tư duy “người làm công ăn lương”. Ở họ còn cần nhiều hơn thế và chúng tạo nên thần thái của một lập trình viên chuyên nghiệp.

 

Logic chắc chắn, ý tưởng đột phá

Đối với một người lập trình viên chuyên nghiệp, tư duy logic luôn là điều tiên quyết trong công việc hàng ngày của họ. Tuy nhiên, để tạo nên sự khác biệt đích thị phải cần một chút sáng tạo và phá cách. Điều đó được thể hiện qua cách họ tối ưu những đoạn mã cũ, hoặc vô tình sáng tạo ra một phương pháp “viết code” mới toanh, giúp tiết kiệm thời gian mà hiệu quả lại vượt bậc đến không ngờ.

 

Tư duy giải quyết & gỡ rối vấn đề 

Một lập trình viên chuyên nghiệp sẽ không dừng lại ở việc “ngồi thảnh thơi, gõ code”. Khi các ứng dụng phần mềm gặp trục trặc vấn đề, không ai khác ngoài họ phải đích thân đứng ra xử lý vấn đề. Một người lập trình viên chuyên nghiệp sẽ không phải cuống cuồng bỏ hết tất cả thành quả của mình và làm lại từ đầu (Một trong những lỗi mà các lập trình viên tập sự thường hay mắc phải). Thay vào đó, anh/cô ấy sẽ bình tĩnh tìm vấn đề theo những điểm mấu chốt, sau đó sửa và chạy thử lại lần lượt từng đoạn mã, cho đến khi mọi chuyện vận hành ổn định trở lại.

 

Giao tiếp và hoà nhã với mọi người nơi công sở

Tính chất công việc luôn khiến cho người lập trình phải thường xuyên túc trực trước màn hình máy tính gần như 8 giờ (hoặc hơn thế) mỗi ngày. Điều này thường khiến cho lập trình viên phần nào “xa cách” với những đồng nghiệp của mình. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc mỗi ngày trôi qua của bạn chỉ gắn liền với những đoạn mã và con số.

Hãy chủ động trò chuyện và bàn tán cùng những người cùng bàn các câu chuyện ngoài xã hội, hoặc bất cứ thứ gì khác ngoài công việc. Chuyên nghiệp không chỉ biểu thị trong công việc, mà đó còn được thể hiện qua các ứng xử và giao tiếp của bạn chốn công sở.

 

Code, code nữa, code mãi

“Đừng bao giờ an phận tại một vị trí qúa lâu”, đó là lời khẳng định của Dave Child, nhà sáng lập Added Bytes. Ông cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến cho kỹ năng viết code của nhà lập trình trở nên mai một hơn nằm ở việc anh/cô ấy chọn sự an phận trong khoảng thời gian dài. Một lập trình viên chuyên nghiệp là người đích thị hiểu rõ bản thân mình cần điều gì, học trong bao lâu và phát triển đến mức nào. Khi đã đạt đến cảnh giới “thượng thừa”, hãy chủ động tìm cho mình một thử thách mới, mở rộng giới hạn năng lực bản thân.

Thế đấy, làm lập trình viên không phải sướng như ai kia tưởng, nhưng cũng chẳng quá khó như bao người hay hiểu sai. Quan trọng vẫn là nằm ở tư duy của bạn – quyết định hành động và hiệu quả công việc của bạn về lâu dài. Nghề IT “Tuy khổ mà sướng, tuy sướng mà cực hơn” còn nhiều góc khuất gian truân lắm, đón xem kì 2 của Giải Mã Ngành: Lập trình viên IT để tìm hiểu thêm nhé.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong những giá trị cốt lõi để duy trì sự hòa...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Bài Viết Liên Quan

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers