adsads
lam viec vi tien co nen khong 3
Lượt Xem 36 K

Mục đích căn bản nhất của con người khi làm việc đó là để kiếm tiền và nuôi sống bản thân. Đó là thực tế. Tuy nhiên, như người ta vẫn hay khuyên, bạn không nên để đồng tiền kiểm soát con người mình. Bởi vì hạnh phúc và sự thỏa mãn không chỉ đến từ tiền bạc mà còn nhiều yếu tố khác.

 

Vấn đề ngày nay là mọi người làm những công việc họ không hề yêu thích, chỉ để kiếm tiền. Ví dụ dễ thấy nhất: Sinh viên mới ra trường lóa mắt vì mức lương nghìn đô mà không màng nghĩ đến công việc đó có cho mình cơ hội phát triển, thăng tiến và trở thành một cá nhân hoàn thiện hơn hay không.

 

Người thành công và hạnh phúc thường theo đuổi đam mê của mình, làm những gì mình yêu thích và kiếm tiền từ những việc làm đó. Nếu không, rất có thể sẽ xảy ra một trong những vấn đề sau đây.

1. Bạn sẽ chẳng bao giờ kiếm ĐỦ tiền

Ngay cả khi bạn là nhân viên được trả lương cao nhất so với những người cùng vị trí trong công ty, bạn vẫn sẽ cảm thấy bạn chưa được trả một mức lương xứng đáng. Vì thế, bạn sẽ luôn than phiền về mức lương của mình và nói với mọi người rằng tại sao đồng nghiệp lại được trả lương cao hơn trong khi bạn mới là người xứng đáng nhận được mức lương đó. Như một lẽ tất yếu, bạn sẽ cảm thấy không vui, không hài lòng, luôn so đo, tính toán.

 

2. Nhảy việc thường xuyên

Bởi vì bạn cảm thấy không vui và không được trả lương xứng đáng, bạn muốn tìm một công ty khác mà bạn cho rằng sẽ trả cho mình mức lương cao hơn. Thoạt đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy vui hơn khi được gặp gỡ những người mới và làm việc trong môi trường mới. Tuy nhiên, một khi bạn đã quen với nó, sự hấp dẫn sẽ biến mất và bạn lại tiếp tục tìm kiếm một công việc mới trừ khi công việc mới này là đam mê thực sự trong đời của bạn.

 

3. Có tiền nhưng không có thời gian… tiêu xài

Tôi có một anh bạn từng làm ở một công ty quảng cáo nổi tiếng. Anh chia sẻ làm ở đó rất dễ giàu vì được trả lương nhiều, và quan trọng hơn là… không có thời gian tiêu xài tiền lương vì ngày nào cũng làm quần quật đến tận đêm, kể cả cuối tuần. Tôi không nghĩ rằng một môi trường làm việc như vậy có thể khiến bất kì ai hạnh phúc và, như tôi nói ở trên, những công việc như vậy không thể giữ chân bạn lâu. Anh bạn của tôi rời bỏ vị trí đó chỉ sau vài tháng làm việc.

 

Khi chọn bất kì một công việc nào, sự cân bằng giữa sự nghiệp và cuộc sống là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đừng để cuộc sống của bạn trôi qua với những giờ làm việc miệt mài buổi khuya tại văn phòng.

 

4. Bạn không phải là một ứng viên tốt

Tôi từng gặp một ứng viên mà trong mọi cuộc phỏng vấn luôn hỏi đi hỏi lại vấn để lương bổng và phúc lợi. Điều tốt là mọi ứng viên nên biết rõ mình nhận được những gì khi làm việc cho công ty. Nhưng điều xấu là việc lặp đi lặp lại những câu hỏi giống nhau, đồng thời thể hiện sự chi li tính toán của mình đối với nhà tuyển dụng. Ứng viên này liên tục so đo tiền lương, và sau hai lần nâng mức lương mong muốn, ứng viên lại muốn tính lương bằng tiền đô (do đó lại đẩy mức lương mong muốn lên thêm một lần nữa).

 

Hãy nhớ rằng nếu tất cả những gì bạn thấy ở công ty bạn ứng tuyển vào là tiền, thì bạn rất có thể sẽ đánh mất cơ hội khi xin việc. Bởi vì nhà tuyển dụng biết chắc bạn sẽ nhảy việc sang công ty có mức lương cao hơn ngay khi có thể. Các công ty cần những nhân viên gắn kết với tập thể, gắn bó và đam mê công việc, chứ không phải một nhân viên chỉ biết có tiền. 

 

Để tìm được hạnh phúc thực sự trong công việc, bạn hãy cống hiến vì những điều ý nghĩa, những điều mà bạn thực sự đam mê. Đừng đặt đồng tiền làm mục tiêu phấn đấu của sự nghiệp cũng như của cuộc đời bạn.

 

– HR Insider –

adsads
Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers