• .
adsads
0903.2.1
Lượt Xem 11 K

Khi mới bắt đầu đi làm, đa số chúng ta đều không đủ kinh nghiệm lẫn tự tin để ứng tuyển vào công ty lớn, thay vào đó, chúng ta ưu tiên ứng tuyển vào các công ty gia đình để học hỏi và trau dồi kinh nghiệm. Và không thể phủ nhận, làm việc tại các công ty gia đình, chúng ta có nhiều thuận lợi hơn trong việc học hỏi kinh nghiệm, được quan tâm và hỗ trợ nhiệt tình từ đồng nghiệp, cấp trên cũng như có nhiều điều kiện để va chạm thực tế, xử lý công việc từ những khâu nhỏ nhất. Nhưng những bất cập và mập mờ về chính sách phúc lợi, lương thưởng vẫn khiến chúng ta bực bội và muốn “dứt áo ra đi”.

 

Chuyện “bình thường” ở công ty gia đình

Làm việc tại công ty gia đình nên chuyện lương thưởng mập mờ là bình thường?

Điều “bình thường” dễ thấy nhất ở công ty gia đình chính là có nhiều thành viên trong một nhà làm việc cùng nhau. Nếu một trong những người đó ở vị trí là đồng nghiệp, bạn sẽ thường xuyên được “nhờ vả” gánh phần công việc của họ. Hay nói cách khác, những đồng nghiệp này thường lười biếng, không đủ kỹ năng đảm nhận và thích đùn đẩy trách nhiệm. Tuy nhiên, mỗi tháng họ đều nhận được mức lương bằng hoặc có thể cao hơn cả bạn.

Hoặc nếu họ ở vị trí là sếp, bạn sẽ luôn trong tình trạng không biết phải nghe theo ai, vì mỗi người một chỉ thị. Sẽ dễ chịu hơn nếu họ không có xung đột lẫn nhau, còn không bạn sẽ phải mất thời gian kha khá để suy nghĩ làm thế nào cho vẹn toàn đôi đường.

Ngoài ra, đôi lúc bạn sẽ phát bực vì không hiểu tại sao phải làm những việc như thế này thế kia, lại không hợp với định hướng của công ty, chỉ vì một những lý do như “anh/chị thấy bên A, bên B vừa làm như vậy” hoặc “anh/chị A B C nhà mình thích”… Sự tán dương nhau của các thành viên trong gia đình hoặc sự ảnh hưởng của người sáng lập luôn là điều khiến bạn phát chán.

 

Lương thưởng mập mờ cũng là chuyện “bình thường”

Làm việc tại công ty gia đình nên chuyện lương thưởng mập mờ là bình thường?

Đây có lẽ là lý do quan trọng nhất khiến người đi làm muốn tránh xa những công ty gia đình. Xét về quy mô công ty, ai ai cũng ngầm hiểu mức lương ở đây không quá cao so với thị trường, nhưng vẫn chấp nhận bởi sự hứa hẹn lộ trình tăng lương, thăng tiến và thưởng doanh thu hậu hĩnh.

Đây có thể là chiêu trò để “câu” ứng viên của những công ty này. Vì thực tế cho thấy, họ sẽ đưa ra rất nhiều lý do để chứng minh bạn không đủ tiêu chí để tăng lương, nào là hiệu quả công việc không đạt, nào là “em rất có tiềm lực, nhưng anh/ chị kỹ vọng ở em nhiều hơn thế nữa” và khuyến khích bạn cố gắng, hứa hẹn vào những lần sau. Tương tự với tiền thưởng doanh thu, lý do “làm ăn không thuận lợi, không có doanh thu” nên hiển nhiên, bạn cũng chẳng thể đòi hỏi tiền thưởng hay gì như hứa hẹn cả. Và nếu bạn để ý thì, hết 70% các công ty gia đình, luôn có ít nhất 1 thành viên  trong gia đình phụ trách mảng Tài chính Kế toán!

Thêm một trường hợp rất hay ho mà chúng ta gặp phải, chính là những công việc phát sinh theo lệnh cấp trên. Sẽ có vô vàn công việc không nằm trong JD (Job description – Mô tả công việc) xuất hiện trong suốt quá trình làm việc. Những công việc này phần lớn sẽ không thể giúp bạn trau dồi kỹ năng chuyên môn phù hợp, làm mất thời gian của bạn một cách vô ích, thậm chí là cả vào những ngày nghỉ, và tất nhiên, bạn sẽ không nhận được lợi ích hay lời cảm ơn nào cả. 

 

Không phải là tốt nhưng chưa hẳn là xấu

Công ty gia đình có rất nhiều bất cập về chế độ và lương thưởng, như thực tế chứng minh nó cũng không hẳn là xấu. Rất nhiều bạn trẻ thành công đều đi lên từ những công ty gia đình, ở đó họ được trao nhiều cơ hội học hỏi, trau dồi kinh nghiệm thực tế, khả năng đa nhiệm hơn nhiều so với các công ty quy mô lớn, vận hành theo quy trình nhất định. Bên cạnh đó, chúng ta không thể phủ nhận vẫn có rất nhiều công ty gia đình thành công và phát triển thành các tập đoàn lớn, với chính sách phúc lợi đáng mơ ước như: Samsung, Wallmart,… 

Và ở công ty gia đình, với quy mô nhỏ không có nghĩa là bạn không có cơ hội hay phải chịu nhiều thiệt thòi trong chính sách lương thưởng, phúc lợi hay cơ hội thăng tiến trong tương lai. Nếu công ty với một lãnh đạo tài năng và minh bạch thì chắc chắn công sức bạn bỏ ra sẽ được bù đắp xứng đáng. Thậm chí, nhiều công ty gia đình còn rất thân thiện, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển và có chính sách phúc lợi, lương thưởng hấp dẫn chứ không phải lúc nào cũng là chèn ép, bó buộc. 

Vì thế, trước khi bắt đầu làm việc và gắn bó lâu dài tại công ty gia đình, bạn hãy suy xét cẩn thận và đặt những câu hỏi với nhà tuyển dụng để đánh giá sự minh bạch của công ty trong vấn đề lương thưởng, phúc lợi. Sau đó, hãy cân nhắc đến các cơ hội học hỏi về kiến thức mà bạn cần cải thiện để phát triển sự nghiệp của mình. Nếu công ty đáp ứng được, và bạn hài lòng thì chắc chắn đây sẽ là sự lựa chọn không hề xấu!

Nhưng nếu bạn đã và đang chịu đựng hàng loạt điều vô lý, thì bạn cần suy nghĩ nghiêm túc về 2 vấn đề sau: nói chuyện thẳng thắn và đòi lại quyền lợi hoặc nghỉ việc! Đừng cam chịu và ép bản thân phải thiệt thòi khi thực tế, bạn xứng đáng được nhiều hơn thế.

 

 — HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers