adsads
7 1200x900 1
Lượt Xem 891

Cơ sở thiết lập mục tiêu

Việc thiết lập mục tiêu thường được ban lãnh đạo của tổ chức thảo luận và xây dựng theo một chu kỳ nhất định, sao cho phù hợp với mục tiêu được đề ra vào đầu năm. Để xây dựng mục tiêu đạt được hiệu quả tốt, nhà quản lý cần dựa vào những cơ sở dưới đây:

  • Phân tích tình hình thị trường hiện nay, xem chúng có ảnh hưởng như thế nào tới việc thiết lập mục tiêu được đề ra.
  • Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu bên trong nội bộ của công ty/ doanh nghiệp để lên công việc cho nhân viên thực hiện.
  • Phân tích môi trường làm việc: kinh tế, xã hội, công nghệ và pháp lý…
  • Tổng kết các mục tiêu chiến lược dài hạn và ngắn hạn, kiểm tra phần nào được hoàn thành và phần nào cần phải hoàn thành trong thời gian tới.
  • Những mục tiêu dài hạn mà công ty/doanh nghiệp đã xây dựng.

Sự liên kết mục tiêu của tổ chức

Sự liên kết mục tiêu hiệu quả sẽ tạo ra tương lai cho tổ chức. Các mục tiêu cả công ty nên truyền cảm hứng cho các mục tiêu của nhóm và các mục tiêu nhóm lại truyền cảm hứng cho mục tiêu cá nhân. Việc thể hiện mối liên hệ giữa các cấp độ mang lại cho mỗi nhân viên của mình, ý thức được rõ ràng về mục đích.

Căn chỉnh mục tiêu của đội

Nếu tổ chức không rõ ràng về mục tiêu và hiệu suất của chính mình thì các nhà quản lý sẽ không thể nắm rõ về mục tiêu và hiệu suất của họ. Việc sắp xếp các mục tiêu giữa các nhóm mang lại cho nhân viên cảm giác rằng mọi người đang cùng nhau đóng góp cho các mục tiêu chính của tổ chức, hình thành nên mối liên kết nhóm bền chặt hơn.

Thiết lập mục tiêu công việc cho nhân viên

Sau khi đã có những cơ sở nhất định trong việc thiết lập mục tiêu công việc để nhân viên thực hiện, nhà quản lý bắt tay vào việc thiết lập danh sách các mục tiêu cụ thể của nhân viên. Sau khi xây dựng xong các mục tiêu cụ thể, việc tiếp theo cũng rất quan trọng, giúp quá trình thiết lập mục tiêu công việc của nhân viên được hiệu quả hơn, chính là thực hiện hành động. Các nhà lãnh đạo sẽ phổ biến những mục tiêu đến các bộ phận trong công ty. Đồng thời, có được sự cam kết của nhân viên về việc hoàn thành đúng và hiệu quả.

Một trong những lưu ý quan trọng khi thiết lập mục tiêu cho nhân viên, đó chính là phải đảm bảo được tính rõ ràng và đo lường được kết quả theo một thời hạn nhất định. Tất nhiên, các mục tiêu hiệu suất cá nhân của nhân viên nên được liên kết với các mục tiêu của tổ chức. Khi nhân viên hiểu được công việc của họ đóng góp như thế nào vào mục tiêu tổng thể, họ sẽ có động lực để thực hiện chúng hơn.

Xây dựng một số mục tiêu ngoài lề

Khi thiết lập mục tiêu cho nhân viên, bạn không nên chỉ tập trung vào mục tiêu chính mà cần để ý tới những mục tiêu ngoài lề khác. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng để công việc được hoàn thiện một cách xuất sắc nhất. Những mục tiêu đó có thể liên quan đến cuộc sống cá nhân, phát triển bản thân hay cải thiện sức khỏe.

Điều chỉnh mục tiêu theo thời gian thực tế

Các ưu tiên cần được thay đổi, các vấn đề và mục tiêu được mọi người đặt ra từ tháng trước đã không còn hợp lý trong tháng này. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng, việc thay đổi là điều tất yếu và không thể tránh khỏi trong việc kinh doanh. Điều người quản lý cần quan tâm là thích ứng với những thay đổi đó để biết cách căn chỉnh lại mục tiêu hiệu quả.

Hãy kiểm tra nhóm của bạn thường xuyên (theo quý) để đảm bảo rằng những mục tiêu của nhân viên còn phù hợp. Bạn nên chú ý tới những thay đổi của công ty, doanh số đạt được của nhân viên, những hạn chế về ngân sách hoặc những thay đổi về công nghệ cũng có thể ảnh hưởng tới sự liên kết các mục tiêu. Để từ đó, điều chỉnh các mục tiêu sắp tới để nhóm của bạn luôn phù hợp với những ưu tiên của kinh doanh.

Đánh giá năng lực của nhân viên

Việc xây dựng mục tiêu công việc cho nhân viên không phải chỉ mang tính vô hình mà trong đó, nó cần có những kết quả đo lường được một cách cụ thể. Vì thế, việc đánh giá năng của nhân viên cũng được xem là việc quan trọng nhất. Các nhà quản lý có thể dựa vào những yếu đây để đánh giá: mức độ đáp ứng yêu cầu công việc, năng lực thể hiện của bản thân, định hướng của nhân viên trong việc luân chuyển công việc. Định hướng phát triển nghề nghiệp, kết quả đạt được so với mục tiêu của năm ngoái, nguyện vọng thể hiện cá nhân của nhân viên.

Việc đặt mục tiêu là các để thúc đẩy nhân viên và công ty cùng phát triển. Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn cũng nắm được một số phương pháp giúp xây dựng mục tiêu hiệu quả cho nhân viên. Hãy đón chờ các chủ đề tiếp theo của HR Insider nhé.

Xem thêm: Tìm người phù hợp văn hóa công ty, tưởng dễ mà khó

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers