• .
adsads
Untitled design 53
Lượt Xem 3 K

Một lý do điển hình nhất giải thích vì sao tài năng thường khó nắm bắt được trong vòng phỏng vấn là vì nó khá dễ giả mạo, nhất là khi mọi người bị lừa dối về khả năng của chính họ. Thật vậy, việc lừa dối người khác thường dễ hơn nhiều khi bạn đã thành công tự lừa dối được chính bản thân mình. Quả thật không có gì đáng ngạc nhiên khi có nghiên cứu cho rằng những người tự ái và những kẻ tâm thần có thể làm điều này vô cùng tốt. Một lý do khách quan khác là những nhà tuyển dụng đánh giá tài năng ứng viên thường không chính xác như những gì họ nghĩ. Họ quá tin tưởng vào trực giác bản thân và lý giải sai tín hiệu của họ. Ví dụ họ đánh giá kĩ năng xã hội phải là người hướng ngoại, tự tin về năng lực và người sở hữu tiềm năng lãnh đạo phải là người có sức thu hút.

Vậy bạn sẽ làm gì nếu bạn quan tâm đến việc thể hiện tài năng của mình cho người khác thấy nhưng lại không tỏ ra quá phô trương hoặc thậm chí ảo tưởng? Dưới đây là 4 gợi ý bạn có thể cân nhắc áp dụng cho lần phỏng vấn đến:

 

Trình bày ngắn gọn những kinh nghiệm phù hợp nhất

Mặc dù hành vi trong quá khứ không phải lúc nào cũng dự đoán chính xác hành vi trong tương lai, đặc biệt là khi bối cảnh đã thay đổi. Mọi người sẽ muốn được đảm bảo rằng bạn đã thực hiện điều này trước đây. Đó sẽ là một trong những câu hỏi đầu tiên bạn được hỏi khi nhà tuyển dụng đánh giá tài năng của bạn. Do đó, bạn sẽ không bị phán xét rằng bạn đang phô diễn quá mức bởi bạn chỉ đang trả lời những gì được hỏi.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng hãy giữ cho câu trả lời thật ngắn gọn. Chúng ta đang sống trong thời đại của những sự chú ý ngắn ngủi. Rủi ro lớn nhất là bạn đã đắm chìm trong những câu trả lời của mình quá mức đến nỗi mọi người bắt đầu ngừng chú ý đến những điều bạn đang thao thao bất tuyệt, và đánh giá bạn là một người thiếu sự hấp dẫn trong giao tiếp. Điều này rất dễ chống lại bạn: Những người nói quá nhiều về bản thân họ thường bị coi tự cho mình là trung tâm, kiêu ngạo hay thậm chí là tự luyến. Hoặc khi bạn nâng cao thành tích của mình quá mức, nhiều người sẽ cho rằng bạn đang phóng đại.

Do đó, cách tốt nhất là hãy định lượng mọi kinh nghiệm có liên quan đến lĩnh vực được hỏi và tập trung vào điểm chính. Ví dụ: Tôi có 18 năm kinh nghiệm làm việc toàn cầu trong lĩnh vực X, tôi quản lý nhóm 75 người, chúng tôi đã phát triển doanh nghiệp lên đến 150% hay tôi đã lãnh đạo một bộ phận chịu trách nhiệm cho 60% doanh thu của công ty. Và nếu bạn không biết cần trình bày những gì, hãy chọn những điểm phù hợp nhất với vai trò mà bạn đang xem xét.

 

Chia sẻ về đam mê của bạn hơn là kĩ năng

Bạn hoàn toàn có thể bày tỏ sự nhiệt huyết của bạn về những sở thích và đam mê, nhưng đừng đề cập quá nhiều về tài năng của mình. Chẳng hạn, bạn có thể tự tin rằng người khác ấn tượng về khiếu hài hước của bạn, hoặc kỹ năng lãnh đạo mà bạn tự đánh giá. Hãy thử nói với mọi người, bạn là một trong những người hài hước nhất thế giới, và họ sẽ cho rằng bạn có lẽ không phải là người như vậy. Điều này tương tự như việc bạn nói với nhà tuyển dụng rằng bạn là một lãnh đạo tuyệt vời hay một người có suy nghĩ đột phá. Tuy nhiên, nếu bạn nói theo một cách khác rằng bạn rất hứng thú với việc lãnh đạo và quản lý con người, thích nghĩ theo cách khác biệt hoặc luôn tìm những khía cạnh tươi vui của mọi vấn đề, điều đó có thể giúp hàm ý rằng bạn sở hữu tài năng trong những lĩnh vực này.

 

Tập trung vào những tiềm năng của bạn

Theo kết quả của một nghiên cứu gần đây, chúng ta thường quan tâm nhiều đến tương lai hơn là quá khứ của mình. Trong bộ phim “Bức tranh của Dorian Gray”, Oscar Wilde đã từng có câu nói nổi tiếng rằng ông thích những người phụ nữ có quá khứ và đàn ông có tương lai. Nhưng trên thực tế cuộc sống, dường như không có sự khác biệt giới tính về mặt này. Bất kể giới tính của bạn là gì, chúng ta thường quan tâm nhiều hơn về tương lai của đối phương hơn là quá khứ, đó là bởi những gì trong quá khứ đã được viết ra và ta không thể nào có những quyết định ảnh hưởng đến chúng được. Hơn nữa, việc tạo nên tương lai đòi hỏi nhiều kĩ năng và nỗ lực, do đó nó sẽ thường được chú trọng nhiều hơn.

 

phong van

 

Vì vậy, bạn có thể hướng nhà tuyển dụng mong đợi về tương lai của bạn và đặt cược vào tài năng của bạn bằng cách mô tả những phẩm chất quan trọng mà tiềm năng của bạn có. Tâm lý học đã chỉ ra ba khía cạnh mà ứng viên có thể thảo luận với nhà tuyển dụng: khả năng học hỏi, định hướng và những kĩ năng về con người. Khi trò chuyện về những chủ đề này bạn sẽ không bị đánh giá là đang thể hiện một cách lộ liễu bởi bản thân nhà tuyển dụng nhận thức được tầm quan trọng của những kĩ năng này. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là bạn không nên đưa ra những lời khoe khoang mang tính chất quảng cáo quá đà ví dụ tôi là người học hỏi nhanh, tôi khá là có định hướng, và tôi có những kĩ năng quan trọng. Ngược lại, bạn phải minh họa cho những lời nói này bằng ví dụ cụ thể trong suốt buổi phỏng vấn.

Ví dụ, nếu bạn có kĩ năng về con người khá tốt, bạn sẽ tránh được việc làm gián đoạn nhà tuyển dụng, nói quá nhiều hay thể hiện quá mức. Và nếu bạn muốn người khác tin rằng bạn có khả năng học hỏi tốt, hãy nói về những vấn đề chính xác và khác nhau bạn đã từng giải quyết. Lưu ý rằng những ví dụ này chỉ nêu bật thành tựu trong quá khứ, chúng sẽ khiến nhà tuyển dụng tin rằng bạn có tiềm năng cho tương lai khi làm viêc ở công ty họ.

 

Biến người hâm mộ thành người ủng hộ bạn

Cuối cùng, danh tiếng của bạn được tạo nên từ những gì người khác (không phải bạn) nghĩ về chính bản thân bạn. Do đó, sẽ tốt hơn nhiều khi bạn được người khác giới thiệu đến nhà tuyển dụng. Mặc dù các giấy tờ giới thiệu như thư giới thiệu thường không mang lại kết quả trong tương lai, nhưng chúng vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của bạn ở buổi phỏng vấn. Chọn đúng người giới thiệu trình bày đúng quan điểm tới đúng người nghe thường quan trọng hơn bất kỳ những dẫn chứng nào cho tài năng của bạn. Bạn nên trân trọng những người ủng hộ bạn từ bây giờ. Tuyệt vời hơn nữa, nếu bạn biến họ trở thành những người sẵn sàng giới thiệu về bạn, bạn sẽ chẳng phải mất nhiều công sức để quảng bá cho bản thân trước nhà tuyển dụng. Danh tiếng của bạn luôn có mặt tốt và mặt xấu. Hãy để những người ủng hộ bạn quảng bá về mặt tốt và với mặt xấu, tốt nhất là nên hạn chế công khai.

Điều cuối cùng cần ghi nhớ đó là có những sự khác biệt lớn về văn hóa giữa những người có khả năng tự quảng bá bản thân và những người giao tiếp tốt. Tuy nhiên, dù cho những nền văn hóa có khác nhau, các nhà tuyển dụng vẫn luôn tìm kiếm một điều duy nhất ở ứng viên: tài năng mà họ thật sự đang sở hữu.

 

— HR Insider / Theo Havard Business Review —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers