adsads
Untitled design 2020 09 24T180252.410
Lượt Xem 4 K

Trong một báo cáo gần đây từ LinkedIn, 85% người dân Mỹ đang rất thụ động trong việc tìm kiếm cơ hội mới. Song song đó, nhu cầu tuyển dụng lại đang tăng lên. Thị trường công việc đang dần trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết – đây có thể là một tin tốt lành dành cho các doanh nghiệp, nhưng cũng đồng thời tiềm tàng nhiều nguy cơ khó đoán!

Thị trường công việc càng đa dạng, các doanh nghiệp càng phải cạnh tranh hơn trong việc giữ chân và thu hút nhân tài. Vì thế, nếu bạn nghĩ rằng mình đang sở hữu một đội hoàn hảo, thì bạn có thể vẫn phải kiểm tra lại xem doanh nghiệp của mình có đang đạt đúng tiêu chuẩn so với thị trường hiện tại, và tìm hiểu xem các công ty khác đang biểu hiện như thế nào nữa.

Dù là bạn đang trong quá trình mở rộng và thu hút nhân tài mới, giữ chân các nhân lực sáng giá, hay thậm chí là có nhu cầu cải thiện năng lực nhóm làm việc hiện tại của mình – có thể những tip sau đây sẽ giúp bạn đạt được mong muốn ấy!

Nhận ra thời điểm để nói lời chia tay

Đôi khi, việc tuyển dụng một ứng viên mạnh bằng cách nói lời chia tay với các nhân viên có năng lực thấp trong nhóm lại là một điều cần thiết. Trong một vài trường hợp, một nhân viên tài năng có thể đạt năng suất làm việc tương ứng với từ hai đến ba nhân viên có biểu hiện kém. Là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải đưa ra quyết định dựa trên điều gì là tốt nhất cho doanh nghiệp, và nhu cầu cần thiết cho thị trường công việc hiện nay là gì.

Đây chưa bao giờ là một quyết định mang tính vội vàng, hấp tấp. Nhưng nếu nằm trong mối quan tâm hàng đầu của công ty (và thậm chí là cho bộ phận nhân sự), thì thời điểm chính là yếu tố tiên quyết. Khi bạn cắt giảm một nhân viên tốt và trung thành, hãy chu cấp cho họ một gói phúc lợi thôi việc hậu hĩnh, hay các phục vụ hỗ trợ giúp cho nhân viên đó tìm được một nơi làm việc mới.

Các dịch vụ hỗ trợ này giúp cho nhân viên bị cắt giảm tập trung vào tìm kiếm cơ hội mới cho tương lai, thay vì chỉ luôn đoái hoài về quá khứ. Điều này còn giúp cho họ duy trì một mối quan hệ tốt với công ty, phòng trường hợp cho những cơ hội có thể diễn ra trong tương lai sau này.

Làm thế nào để tạo lợi thế cạnh tranh nguồn nhân lực với các công ty lớn?

Cho nhân viên cơ hội bước ra khỏi những gì đã quá đỗi quen thuộc

Việc trao cho nhân viên các cơ hội phát triển bản thân trong và ngoài công việc – không chỉ khiến họ cảm thấy mình được trân trọng hơn, mà còn giúp cho bạn “mở đường” cho những kỹ năng nào còn thiếu trong nền công nghiệp hiện tại. Điều này cũng có thể giúp gia tăng hoặc mở rộng khả năng thành thạo của nhân viên trong công việc. Thông thường, phương pháp ủng hộ sự phát triển sự nghiệp liên tục này chính là một điểm cộng lớn, khiến nhân tài chú ý hơn với công ty mà họ mong muốn.

Khi tổ chức buổi đào tạo, hãy cân nhắc xem liệu nhân viên tiềm năng của bạn đang có nhu cầu phát triển những kỹ năng nào để thực hiện tốt công việc hàng ngày của họ. Hãy hỏi ý kiến từ họ để quan sát mong muốn của nhân viên là gì. Ví dụ, những “mong muốn” đó có thể là cải thiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông, hoặc học một kỹ năng mới như viết code trên máy tính hoặc thiết kế chẳng hạn. Điều này không chỉ khiến nhân viên của bạn trở nên hào hứng hơn, mà còn góp phần tạo ra nguồn nhân lực giỏi toàn diện cho công ty của bạn nữa đấy!

Thay đổi những phúc lợi hiện có của công ty

Lực lượng nhân sự hiện nay không còn muốn một công việc chỉ để đến, ấn vân tay điểm danh, rồi chờ nhận tiền lương hàng tháng. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, họ muốn tạo sự thay đổi cho xã hội, và được truyền cảm hứng để dám thử những điều mới. Khi đã thật sự thấu hiểu mong muốn của nhân viên mình, đó cũng là lúc bạn có đủ khả năng để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn ngoài kia rồi đấy.

Tìm hiểu xem nhóm làm việc của bạn thật sự đam mê điều gì cả bên trong và bên ngoài công việc. Trò chuyện với nhân viên, và lắng nghe phản hồi từ họ. Một khi bạn đã thật sự thấu hiểu, hãy bắt đầu thi hành các chính sách và phúc lợi mới.

Nếu bạn đang sở hữu một nhóm làm việc lâu năm, thì những gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe dường như cần thiết hơn là trao cho họ thời gian làm việc linh hoạt. Ngược lại, nhóm làm việc với những nhân tố trẻ sẽ ít quan tâm đến chăm sóc sức khỏe hơn. Thay vào đó, hãy cho phép họ có những khoảng thời gian làm việc tại gia, hoặc dành thêm thời gian để tham gia vào các hoạt động tình nguyện ngoài xã hội chẳng hạn.

Mảnh ghép quan trọng cuối cùng giúp giữ chân nhân tài và thu hút các nhân tố sáng giá mới, chính là khả năng duy trì một văn hóa doanh nghiệp vững mạnh cũng như xây dựng được cho mình một nhóm làm việc hiệu quả. Được trở thành một phần của một nhóm mạnh, đầy đam mê và đầy trí thông minh – chính là “nam châm” thu hút các nhân tài trong xã hội hiện nay đấy!

–HR Insider/Theo Fast Company–

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers