adsads
lam the nao de quan ly dan anh trong cong viec 3
Lượt Xem 22 K

1. Phỏng vấn các cấp dưới trực tiếp để hiểu hơn về họ

Gánh trên mình áp lực chứng minh năng lực bản thân, các nhà quản lý trẻ thường vội vàng và có phần hơi độc đoán trong việc ra quyết định thay vì phải bình tĩnh và tham khảo ý kiến của những cấp dưới “đàn anh” – người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn. Thay vì phải chiến đấu một mình trên mọi mặt trận, nhà quản lý trẻ hãy sát cánh cùng cấp dưới trực tiếp của mình. Hãy thử phỏng vấn để hiểu hơn về cấp dưới của bạn về: các thói quen, những thách thức họ gặp phải và cả những sáng kiến mang tính xây dựng của họ. Đừng biến mình thành kẻ độc tài mà thay vào đó hãy hợp tác với nhân viên để tạo ra kết quả tốt nhất.

2. Cấp dưới “đàn anh” của bạn là những “chuyên gia”. Hãy tận dụng họ!

Trách nhiệm chính của người quản lý là tiếp sức và giữ nhân viên có trách nhiệm. Cheryl Eaton, giáo sư quản lý tại Trường Cao đẳng Marlboro ở Marlboro, cho biết: “Mặc dù cấp dưới không phải lúc nào cũng là chuyên gia về vấn đề hiện có, nhưng người quản lý trẻ nên tôn trọng sự chuyên môn của nhân viên và giúp họ thành công.” Một trong những cách tốt nhất để làm điều đó được là giúp họ làm công việc của họ tốt hơn. “Hãy lắng nghe thay vì luôn cho rằng bạn biết tất cả”, bà nói. Khi nhân viên nhận được sự tôn trọng đó, họ sẽ có động lực để hoàn thành công việc tốt hơn.

3. Đừng sợ trách nhiệm

Hợp tác tốt với các cấp dưới là điều tuyệt vời, tuy nhiên, đừng vì thế mà trở thành người dễ dãi. “Hãy đương đầu với những vấn đề, thiết lập những kỳ vọng, và giữ cho mọi người phải chịu trách nhiệm” Doug Brown, người quản lý chương trình MBA trực tuyến của trường đại học Post University nói. Tuy nhiên, làm sếp không có nghĩa bạn phải trở thành “Mr. Perfect” và không bao giờ mắc lỗi. Vì vậy, khi phạm phải lỗi lầm, hãy nhận thẳng thắn nhận sai và nhanh chóng xử lý chúng. Nếu bạn chối bỏ hoặc đổ lỗi, bạn đã vô tình cho nhân viên một “tiền lệ” xấu về việc thiếu trách nhiệm… Những nhân viên lớn tuổi luôn đặc biệt cảnh giác với các nhà quản lý trẻ hơn, những người không chấp nhận trách nhiệm về những quyết định của họ.

4. Hãy tự tin và cởi mở

Các nhà quản lý trẻ thường sợ rằng có nhiều người nghi ngờ về năng lực của họ, vì vậy họ luôn cố gắng làm nhiều cách để thể hiện năng lực và cả quyền lực của bản thân. Nhưng tốt nhất, bạn đừng quá lạm dụng của thẩm quyền chỉ để cho thấy ai là người lãnh đạo. Giám đốc kinh doanh Kevin Weir của ActionCoach.com cho rằng: “Công việc của người quản lý là thể hiện sự tự tin trong khả năng ra quyết định của mình đồng thời nắm bắt kiến thức và thông tin đầu vào.” Sự tự sẽ giúp sếp trẻ nhận được tín nhiệm của mọi người. Bạn càng do dự và thiếu quyết đoán thì mọi người càng mất niềm tin ở bạn – và đây chính là căn nguyên của những thất bại sau này.

— HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers