adsads
Shutterstock 2288316843
Lượt Xem 28 K

Làm “sếp” thật tuyệt vời. Bạn có thể trình bày kế hoạch, ý tưởng của mình để mọi người thực hiện, có thể gạt bỏ hay chấp thuận bất kỳ dự án nào mình ưng ý từ cấp dưới. Tóm lại, “sếp” chỉ cần ngồi trong phòng lạnh, thưởng thức trà nóng, và nghĩ ra các kế hoạch chiến lược còn việc thực hiện là nhiệm vụ của cấp dưới. Tuy nhiên trong thực tế, mọi thứ chẳng phải một màu hoàn hảo như tôi từng nghĩ.

Sa thải nhân viên “bất đắc dĩ”

Việc sa thải nhân viên không giống như trên phim ảnh: một nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cấp trên tức giận và sa thải lập tức. Thực tế phức tạp hơn rất nhiều. Khi bạn sa thải một ai đó có nghĩa là bạn đang khiến cho một người tốt, một nhân viên tốt và đôi khi là một người bạn tốt mất đi nguồn thu nhập và hạ thấp lòng tự trọng của họ. Điều đó dường như rất kinh khủng và đau đớn.

Việc bắt buộc phải chấm dứt một hoạt động kém hiệu quả đồng nghĩa với việc phải sa thải một nhân viên đang cố gắng hết mình cho dự án nhưng không thể đưa nó đi lên. Quyết định đó là một sự đánh đổi dù đúng đắn nhưng lại khiến lương tâm bạn dằn vặt. Tuy nhiên, việc sa thải một người sẽ dễ dàng hơn khi họ có những hành vi phạm pháp như trộm cắp, lừa đảo…. Nhưng rồi bạn vẫn cảm thấy có lỗi khi lấy đi công việc –nguồn sống của họ, dù đó không phải là người có phẩm chất tốt.

Tuyển người – “Màn cược may rủi”

Khi mới được bổ nhiệm làm lãnh đạo, tôi cảm thấy tuyển dụng là một khâu đầy thú vị. Bởi đó là lần đầu tiên trong đời, tội có quyền lựa chọn người mà tôi nhận thấy họ sở hữu những kỹ năng quan trọng, thích hợp cho công ty. Tiếc rằng thực tế khó khăn hơn rất nhiều: chẳng có tài năng nào lộ ra rõ ngay từ lần gặp đầu, đòi hỏi nhà tuyển dụng phải thật nhạy bén, tinh tế để đưa ra những thỏa hiệp cho công việc : về vị trí, mức lương, ưu đãi…. Tệ nhất là khi tuyển phải một thành phần cá biệt nào đó rất giỏi che mắt lãnh đạo để qua được khâu tuyển dụng, khiến tôi đặt lòng tin, bỏ qua người khác. Và rồi họ không làm được việc, không phải đối tượng phù hợp….Khi đó, lỗi tại ai? Do ai? Tôi đã từng phải trả giá rất đắt khi đặt lòng tin nhầm người.

“Lãnh” mọi kết quả

Lãnh đạo luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng. Vì vậy, thật áp lực khi chỉ bằng một quyết định, bạn có thể cứu sống được cả dự án hoặc tất cả sẽ “chết”. Khi mọi thứ trở nên tuyệt vời, chắc chắn bạn sẽ được ca ngợi nhiều nhất. Và giả dụ trường hợp rủi ro kia xuất hiện, tài chính cạn kiệt, chắc chắn mọi trách nhiệm sẽ thuộc về bạn. Bạn không thể đổ lỗi do sự thiếu năng lực của cấp dưới. Bởi chính bạn là người lãnh đạo, bỏ tiền thuê họ. Một sự đánh đổi, một cái giá phải trả khá đắt từ nghề nghiệp: sa thải nhân viên của mình trong cắn rứt, hoặc tự mình gánh chịu toàn bộ thiệt hại.

Stress – Người bạn đồng hành “phiền toái”

“Sự hoàn hảo” là điều ai cũng muốn nhưng chẳng ai có thể toàn diện dù có cố gắng đến mấy. Có một vị trí tốt tại một công ty có tiếng là điều nhiều người ao ước. Dường như trong mắt nhân viên, tôi đã từng là hình mẫu lý tưởng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, sự hoản hảo đó chỉ là lớp vỏ hào nhoáng mà chức vụ giám đốc điều hành taọ ra cho tôi. Đổi lại, não tôi gần như làm việc không ngừng nghỉ, cứ hoàn thành dự án này, lập tức lên chiếc lược cho dự án tiếp theo. Áp lực, mệt mỏi là điều tôi thường xuyên đối mặt và tồi tệ hơn khi bản thân nhận ra mình chính là chủ đề bàn tán trong các cuộc trò chuyện của nhân viên.

Thủ tục “lằng nhằng”

Các thủ tục hành chính là thứ bạn sẽ được tiếp xúc rất nhiều khi  trở thành một người lãnh đạo. Nó không đơn giản, dễ dàng như việc đẩy một xấp tài liệu từ bàn này sang bàn khác. Mỗi phòng ban có một yêu cầu, luật lệ riêng của họ khiến cho các thủ tục trở nên rất phức tạp. Đặc biệt, khi bạn muốn tuyển thêm nhân sự mới, người quản lý phải trao đổi, làm việc bằng cách thủ tục hành chính với những người đồng cấp ở các phòng ban/chi nhánh khác. Trong khi vật lộn với một mớ hỗn độn giấy tờ, thì các dự án vẫn đang được thực hiện và bạn vẫn phải hoàn thành chúng thật tốt.

Giải quyết “nhân sự”

Tôi có những nhân viên tuyệt vời, nhưng ngay cả họ cũng không thể tránh khỏi những vấn về cá nhân như: bị cúm, có con và nhu cầu nghỉ ngơi vì áp lực công việc. Đó cũng là trách nhiệm của người quản lý để lên kế hoạch phù hợp đáp ứng những nhu cầu không thể chối bỏ.Tôi cũng có một số nhân viên không tốt lắm như người hay rên rỉ, nói dối về bệnh tật, đến cả viện lý do người nhà mất để tránh việc vào mỗi kỳ nghỉ cuối tuần. Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên! Nếu gặp trường hợp tương tự, bạn chắc chắn phải tìm ra sự thật, không thiên vị, đánh giá một cách chính xác hiệu quả công việc để phân xử công bằng. Bạn phải tỉnh táo, hiểu rõ là mình đang nói gì. Đừng để người khác dễ dàng có được lòng tin của bạn, họ có thể biến bạn thành một trò đùa.

Nếu những vấn đề trên không làm khó bạn thì  xin chúc mừng, bạn đã có tất cả những yếu tố của một người quản lý tuyệt vời!

Vị trí công việc dù có tốt đến mấy cũng đều có những mặt cá biệt. Nhưng tôi tin mọi thứ đều sẽ tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho nó. Sự đánh đổi thường đem lại mất mát, nhưng nếu không đánh đổi bạn sẽ phải trả một cái giá rất đắt.

Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn “chất lừ” từ tập đoàn Nestlé

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers