adsads
lam chu su nghiep trong nam 2015 3
Lượt Xem 2 K

Chúng ta thường mặc định cho rằng sếp/cấp trên là người giúp định hướng phát triển sự nghiệp cho mình. Điều này hoàn toàn không sai vì đó là những gì một người sếp nên làm cho nhân viên của mình. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng như vậy vì một người sếp tài năng không có nghĩa là một người cố vấn tài ba cho sự nghiệp của bạn.

 

Trong suốt con đường sự nghiệp của mình, rất khó có thể tìm được những người sếp vừa tài năng, vừa có thể theo dõi từng bước phát triển của bạn. Lúc này, không ai khác ngoài chính bản thân bạn là người làm chủ sự nghiệp của mình.

 

Ngay hôm nay, lập kế hoạch cho sự nghiệp

 

Cuối năm là thời điểm phù hợp nhất để nhìn lại sự nghiệp trong năm qua và lập kế hoạch cho năm tới. Trước tiên, hãy trả lời thật nghiêm túc những điều dưới đây:

 

• Bạn đã làm được những gì trong năm vừa qua?
• Những kỹ năng mới nào bạn đã phát triển?
• Bạn có tham gia và hoàn thành những khóa huấn luyện nào?
• Vai trò và chức danh hiện tại của bạn là gì?
• Làm thế nào để tận dụng tối đa khả năng của mình trong công việc hàng ngày?
• Làm thế nào để tạo thêm giá trị mỗi ngày?
• Sếp/cấp trên có hiểu rõ năng lực của bạn?
• Bạn có người cố vấn ở từng mảng khác nhau không? 
• Bạn tích cực xây dựng và mở rộng những mối quan hệ?
• Ai là người tạo cảm hứng trong công việc cho bạn?

 

3 bước lập kế hoạch sự nghiệp

 

Bước 1: Biết mình sẽ đi đến đâu

Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất. Biết mình sẽ đi đến đâu để lựa chọn đường đi nhanh và đúng nhất. Điều này giải thích vì sao bạn cần phải trả lời những câu hỏi trên; từ đó xác định mục tiêu cho kế hoạch.

 

Tuy nhiên, sai lầm của nhiều người là xác định mục tiêu một cách hời hợt chỉ để có một điểm nhắm. Đây cũng là lý do vì sao mục tiêu mãi chỉ nằm trên giấy mà không thể thành hiện thực. Vì vậy, hãy xác định những mục tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với bạn. Có như vậy, bạn mới đủ nghị lực để lên kế hoạch thực hiện nó.

 

Bước 2: Phân tích khoảng cách giữa hiện tại và tương lai

Trong kinh doanh, khi xây dựng mục tiêu, bạn luôn phải xác định được đâu là những gì cần phải làm để thay đổi từ tình hình hiện tại đến mục tiêu tương lai.

 

Tương tự, sau khi biết mình sẽ đi đến đâu, hãy dành thời gian phân tích khoảng cách từ điểm hiện tại đến điểm đến tiếp theo. Đâu là những khó khăn? Bạn có thể gặp phải trở ngại nào? Làm thế nào để khắc phục? Đánh giá một cách chi tiết. Bạn càng hiểu rõ chiến lược, bạn càng chuẩn bị tốt để mục tiêu không thể thất bại.

 

Bước 3: Lập phương án hành động

Đối với từng mục tiêu ngắn hạn cho đến đích sau cùng, hãy lập phương án thực hiện càng cụ thể càng tốt. Xác định rõ thời hạn, liên tục theo dõi tiến độ, đánh giá kết quả và cam kết trách nhiệm với chính mình. Thực hiện từng bước cho từng mục tiêu một. Từng mục tiêu nhỏ đạt được sẽ là động lực để bạn đi tiếp mục tiêu khác trước khi tiến đến mục tiêu cuối cùng.

 

Ngoài ra, một kế hoạch tuyệt vời là khi bạn có thể thực hiện cùng với sếp/cấp trên hoặc người cố vấn của bạn. Họ là những người có thể đưa ra những đánh giá, nhận xét quý giá và tạo thêm cảm hứng cho bạn. Không ai lại không hài lòng khi thấy nhân viên của mình phát triển sự nghiệp vì đó cũng chính là thước đo thành công của họ. Vì vậy, hãy mạnh dạn chia sẻ với cấp trên để nhận được sự hỗ trợ.

 

Phát triển sự nghiệp là điều mà hầu hết chúng ta thường lãng quên cho đến một ngày thực dậy và chợt nhận ra một năm nữa lại trôi qua nhưng mình vẫn dậm chân tại chỗ. Tất cả những gì cần phải làm chính là ngay hôm nay, hãy bắt đầu lập kế hoạch cho sự nghiệp cho sự nghiệp của mình. Năm 2015 hứa hẹn sẽ là một năm thăng hoa cho sự nghiệp của bạn.

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói tưởng chừng như vô tình nhưng lại có thể chứa...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers