adsads
shutterstock 1071449234
Lượt Xem 3 K

Một nghiên cứu của PwC cho thấy những cách sắp xếp như vậy trở nên hợp lý hơn và dường như trở thành tiêu chuẩn cho mọi doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù bạn đã quen làm toàn bộ thời tại nhà. Tuy nhiên, Tanya Dalton, tác giả của The Joy of Missing, cho biết: 

Hầu hết mọi người đều nhận thấy mô hình kết hợp này gặp một vài rắc rối vì nó tiếp tục làm mờ ranh giới giữa công việc và gia đình. Chung quy lại chúng ta có thể làm nhiều giờ hơn cho công ty so với trước đây khi chúng ta đến văn phòng làm việc mỗi ngày

Tại Việt Nam hầu như toàn bộ thời gian phải làm việc tại nhà. Làm việc part time tại văn phòng hay tại nhà đều đòi hỏi phải thiết lập kế hoạch, sự duy trì và có quy định cụ thể để hoàn thành công việc hiệu quả. Dưới đây sẽ là một vài quy tắc giúp bạn cải thiện tốt hơn.

Ranh giới của con người

Bắt đầu bằng cách thiết lập kỳ vọng bản thân. Dalton nói rằng trên con đường đi làm giống như một quá trình chuyển đổi rõ ràng giữa ranh giới khi bạn ở nhà và khi bạn bắt đầu bước ra khỏi nhà. Việc bạn bước ra khỏi nhà buổi sáng sớm có ý nghĩa như bạn đã bắt đầu công việc; giống như việc bạn đi làm về sau một ngày dài, bạn sẽ đóng cửa toàn bộ mọi công việc của bạn và chuyển trọng tâm qua gia đình. Với sự sắp xếp này, bạn sẽ mất kết nối với công việc.

Thách thức khi bạn làm việc tại nhà chính là tạo ra ranh giới cho bản thân các thiết lập một hệ quy trình làm việc hiệu quả. Là một nhân viên, bạn bên dựa vào người quản lý hoặc cấp trên để thiết lập cho chính bạn. Giống như KPI tuần này của bạn cần đạt bao nhiêu, tiếp sau đó bạn sẽ phải lên kế hoạch cá nhân để thực hiện việc đó chi tiết hơn từ sếp.

Ví dụ bạn có thể chủ động công việc bắt đầu vào 9h sáng đến trưa, sau đó nghỉ trưa hai tiếng, sau đó làm việc từ 2h chiều đến 5h chiều và nghỉ thêm hai giờ. Dù bạn sắp xếp như thế nào đi chăng nữa, nhưng hãy tập trung tâm trí để thời gian đó hiệu quả nhất cho công việc. 

Về cơ bản, công ty chỉ quan tâm đến năng suất bạn làm việc. Bạn nên suy nghĩ nhiều hơn về việc đó, nếu làm việc hai giờ buổi chiều mà bạn không thấy hiệu quả, hãy chuyển sang buổi tối. Vạch ra bất cứ điều gì để phù hợp với bạn.

Thực hiện phép kiểm tra

Suy ngẫm về ranh giới của bạn là một phần quan trọng trong quá trình. Một lời khuyên dành cho bạn nên dừng lại và dành ra  5 phút để đánh giá một ngày làm việc hiệu quả. Hãy tự hỏi bản thân rằng có đặt quá công việc và kỳ vọng trong ngày không? Bạn cảm thấy căng thẳng quá không? Bạn có thoả mãn về những gì bạn đạt được?

Xếp hạng câu hỏi của bạn theo thang điểm từ 1 đến 10. Nếu bạn luôn cho mình điểm 7 trở xuống, vậy bạn cần thay đổi rồi. Hãy đạt mức 8 hoặc 9 để bản thân cảm thấy tốt hơn.

Hạnh phúc là trọng tâm của lý do tại sao chúng ta đang làm những điều chúng ta đang làm. Bất cứ mục tiêu hay ước mơ nào cũng cần được hạnh phúc. Dừng lại để kiểm tra xem bạn đang cảm thấy hạnh phúc ở mức độ nào. Nếu như cần, bạn có thể thực hiện những hành động giảm tải căng thẳng để tiếp tục công việc.

Nếu bạn cảm thấy mình đang căng thẳng quá nhiều, hãy lên kế hoạch vào cuối tuần trước để bắt đầu mọi thứ được chỉnh chu hơn. Bạn có thể thay đổi hoặc tạo ranh giới mới cho tuần mới bằng cách nào? Số ngày bạn làm việc tại văn phòng có nhiều không? Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi tương tự về lượng thời gian làm việc tại nhà. Dalton nói: Đặt ra ranh giới là một sự lựa chọn: 

Hãy là một người tham gia tích cực thay vì mộng du trong suốt cuộc đời. Bạn sẽ hạnh phúc hơn và những người xung quanh bạn sẽ hạnh phúc hơn khi nhu cầu của bạn được đáp ứng.

Lên kế hoạch chi tiết tại nhà

Hãy thử tưởng tượng khi mới bắt đầu làm việc từ xa bạn có cảm thấy quá khó khăn? Có lẽ là vậy bởi quá nhiều chi tiết cần thực hiện và bạn chẳng biết bắt đầu từ đâu khi không có quản lý. Cảm thấy thật may mắn khi bạn có cơ hội tự độc lập công việc và tạo ra KPI hiệu quả cho ngày, tháng, và năm. 

Bạn có bị xao nhãng bởi con mèo luôn đi luẩn quẩn quanh bạn? Thi thoảng lại có người thân gọi đến, hay giúp cho con cái điều gì đó? Quả thật nhiều tác động đúng không nào? 

Đầu tiên hãy bình tĩnh và ghi lại toàn bộ những công việc làm bạn không thể tập trung vào một quyển sổ, sau đó chọn khung thời gian vàng làm việc của bạn để xử lý những công việc tốn sức và mất nhiều thời gian. Tìm một không gian yên tĩnh, nơi có cửa sổ sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn. 

Cài đặt thời gian gian lao để đảm bảo bạn được nghỉ ngơi sau một đến hai giờ làm việc dài. Không quên đem theo một bình nước hay một đĩa hoa quả để bạn cảm thấy sảng khoái hơn. 

Có một gợi ý cho bạn, không nên dành toàn bộ thời gian của mình cho công việc trong cùng một lúc, có thể chia ra trong ngày. Thêm vào lịch của bạn, công việc dọn dẹp nhà cửa, chơi với con cái và dắt thú cưng đi dạo, vào một khung thời gian hợp lý.

Bạn đã sẵn sàng cho một tuần mới bắt đầu tại nhà chưa? Hãy lên lịch chi tiết để bạn không cảm quá ngợp với công việc hoặc việc nhà. Đừng quên chăm sóc bản thân bằng cách tăng cường tập thể dục và ăn uống đầy đủ, để làm việc hiệu quả hơn.

>> Xem thêm: Nguyên tắc giúp lãnh đạo nhận dạng nhân tài

— Biên soạn theo Cafebiz —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers