adsads
Shutterstock 2144544363 4
Lượt Xem 20 K

Ký hợp đồng thử việc rồi nghỉ, có sao không?

Theo quy định tại Điều 27 Bộ Luật Lao động năm 2019, kết thúc thời gian thử việc nếu người lao động được đánh giá là không đạt thì hợp đồng thử việc đã ký sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, nhiều người trong thời gian thử việc nhận thấy bản thân không hợp với công việc, văn hóa doanh nghiệp hoặc môi trường làm việc nên muốn xin nghỉ việc. Nhưng họ lại không biết liệu điều này có được hay không.

Ký hợp đồng thử việc rồi nghỉ, cái giá phải trả là gì?

Tại khoản 2 điều 27 của bộ luật Lao động đã chỉ rõ “Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường”. Vì thế, sau khi ký hợp đồng thử việc, bạn hoàn toàn có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước. Bên cạnh đó, bạn cũng không cần phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra do việc chấm dứt thử việc.

Thế nhưng các chuyên gia khuyên rằng, nếu cảm thấy không phù hợp và muốn nghỉ, bạn nên lịch sự báo trước với quản lý thời gian nghỉ. Điều này không chỉ mang lại sự chuyên nghiệp cho bản thân mà còn xây dựng mối quan hệ tốt với doanh nghiệp. Bởi trong một vòng tròn các doanh nghiệp cùng ngành nghề, khi tự ý nghỉ việc ngang không báo trước, nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng không tốt về bạn. Vô tình hay cố ý, việc bạn cố ý nghỉ ngang có thể bị “phát tán” ra ngoài ảnh hưởng không tốt đến bản thân bạn khi ứng tuyển tại các đơn vị khác.

Bạn hãy ứng xử một cách khéo léo để nâng cao giá trị của bản thân nhé. Bạn có thể gọi điện trực tiếp người phụ trách hướng dẫn để thông báo về chuyện nghỉ việc; hoặc gửi email xin nghỉ việc và trình bày lý do một cách khôn khéo, trong email cần cc người phụ trách hướng dẫn và bộ phận nhân sự.

Khi nào nên xin nghỉ sau khi ký hợp đồng thử việc?

Sau khi ký hợp đồng thử việc, nếu trải nghiệm thực tế cho thấy bạn không phù hợp với vị trí công việc, bạn có thể xin nghỉ.

Môi trường làm việc không chuyên nghiệp

Trong bản tuyển dụng, các doanh nghiệp thường “thổi phồng” hình ảnh của mình bằng các cụm từ như: “văn phòng làm việc xịn sò”, “tinh thần làm việc chuyên nghiệp”, “đề cao quyền lợi nhân viên”… để chiêu mộ ứng viên. Tuy nhiên, khi đi làm bạn mới thấy thực tế không giống như vậy: đồng nghiệp không hợp tác, tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” diễn ra,… Nếu những điều này ảnh hưởng đến bạn, bạn có thể xin nghỉ việc trong thời gian này. 

Khối lượng công việc quá lớn

Rất nhiều trường hợp nhân viên thử việc bị nhân viên lâu năm đẩy hết công việc khiến khối lượng công việc vượt quá thời gian và công sức. Có nhiều người cả nể hoặc tồn tại suy nghĩ người mới phải chịu đựng áp lực này mới được lên làm nhân viên chính thức. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng, bạn cần biết công việc của mình là gì, khối lượng là bao nhiêu, không nên nhận quá nhiều việc ngoài trách nhiệm của bản thân trong giai đoạn training.

Không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Khi thử việc, bạn có thể phát hiện ra rằng văn hóa doanh nghiệp không phù hợp với bạn. Đó có thể là nhiều quy định, nghi thức quá bất cập, hoạt động tập thể ít, phong cách làm việc không chuyên nghiệp, quá cạnh tranh,… Nếu không phù hợp, bạn có thể xin nghỉ sau khi ký hợp đồng thử việc.

Không thể hòa đồng với đồng nghiệp

Đây cũng là lý do mà nhiều người nghỉ việc trong giai đoạn training. Nguyên nhân có thể đến từ hai phía. Có thể là do bạn chưa đủ tự tin để thân thiết với mọi người. Hoặc cũng có thể là do mọi người không thiện chí, tình trạng ma cũ bắt nạt ma mới vẫn diễn ra.

Nếu nguyên nhân từ phía cá nhân, bạn nên cố gắng để hòa đồng với mọi người thay vì xin nghỉ. Còn nếu nguyên nhân từ đồng nghiệp, bạn cần xem xét kỹ liệu mình có thật sự thoải mái và được tôn trọng khi làm việc ở đây hay không.

Xem thêm: Làm gì khi gặp nhân viên thiếu chính kiến?

Nghỉ sau khi ký hợp đồng thử việc có được trả lương không?

Trong thời gian thử việc, bạn có quyền nghỉ việc mà không cần phải bồi thường cho doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ trả tiền lương cho bạn đi làm trong thời gian thử việc. Mức lương này được thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng thử việc, thông thường là 85% mức lương của nhân viên chính thức.

Hiện nay, có nhiều công ty quy định thử việc không lương. Vì thế, bạn nên xác định rõ ràng vấn đề này trong khi phỏng vấn để tránh những tranh cãi, hiểu lầm về sau.

hợp đồng thử việc rồi nghỉ là quyết định ít người mong muốn nhất. Vì thế, bạn nên tìm việc làm ở các trang tuyển dụng uy tín, tìm hiểu chi tiết bản mô tả công việc để tìm được công việc và môi trường làm việc phù hợp nhất.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Tìm hiểu thêm về các vị trí việc làm mới nhất tại VietnamWorks ngay hôm nay!

Việc làm cho tốt Quận 7 Việc làm Bến Tre Tuyển dụng Cà Mau Việc làm Gia Lai
Tuyển dụng Bắc Giang Tìm việc làm Thủ Đức Tuyển dụng Cần Thơ Việc làm Kiên Giang
Việc làm tiếng Trung TPHCM Việc làm Bình Phước Tuyển dụng Đắk Lắk Việc làm Đà Lạt
Việc làm Phan Thiết Việc làm Cao Lãnh Việc làm Bình Định

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà quyết định dường như dựa nhiều vào cảm xúc hơn là lý trí. Họ có thể là những người dễ nổi nóng, hoặc ngược lại, quá dễ dàng trong việc tha thứ và bỏ qua lỗi lầm của nhân viên. 

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình sẽ khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty. Vậy sự công nhận trong công việc là gì mà có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất làm việc đến vậy? Cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé.

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm. Trong bối cảnh thị trường kinh tế bất ổn hiện nay, sự bấp bênh về thưởng Tết tháng 13 khiến nhiều người lo lắng về tài chính cuối năm. Cùng VietnamWorks học ngay cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng “ăn Tết” trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang chán việc và phân vân không biết có nên đổi việc hay không thì hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết có nên nhảy việc cuối năm không thì tham khảo ngay bài viết này nhé. VietnamWorks sẽ phân tích cụ thể những cơ hội và rủi ro giúp bạn chọn được quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân.

Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà quyết định dường như dựa nhiều vào cảm xúc hơn là lý trí. Họ có thể là những người dễ nổi nóng, hoặc ngược lại, quá dễ dàng trong việc tha thứ và bỏ qua lỗi lầm của nhân viên. 

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình sẽ khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty. Vậy sự công nhận trong công việc là gì mà có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất làm việc đến vậy? Cùng VietnamWorks tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này bạn nhé.

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm. Trong bối cảnh thị trường kinh tế bất ổn hiện nay, sự bấp bênh về thưởng Tết tháng 13 khiến nhiều người lo lắng về tài chính cuối năm. Cùng VietnamWorks học ngay cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng “ăn Tết” trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang chán việc và phân vân không biết có nên đổi việc hay không thì hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết có nên nhảy việc cuối năm không thì tham khảo ngay bài viết này nhé. VietnamWorks sẽ phân tích cụ thể những cơ hội và rủi ro giúp bạn chọn được quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers