• .
adsads
New Project 2
Lượt Xem 592

Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền đạt thông điệp, vấn đề một cách đơn giản, hiệu quả và hấp dẫn đến một nhóm người nghe. 

Trong buổi thuyết trình, người nói cần hướng tới mục tiêu giúp người nghe hiểu được những gì bản thân đang nói, giải quyết một vấn đề của họ, hay chỉ đơn giản là tiếp nhận một thông tin mới mẻ nào đó. 

Lợi ích của kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng mềm quan trọng giúp người nói truyền đạt được các thông tin phức tạp đến người nghe theo một cách đơn giản và thú vị nhất. Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình được thể hiện nhiều trong công việc và cuộc sống.

Đầu tiên, có kỹ năng thuyết trình tốt quá trình phỏng vấn xin việc của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn. Nhiều người đi làm đồng ý rằng kỹ năng thuyết trình rất quan trọng đối với thành công của họ trong công việc. Có kỹ năng thuyết trình và đàm phán tốt không chỉ tăng cơ hội thành công của người lao động mà còn cho phép họ đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp.

Vai trò của kỹ năng thuyết trình còn thể hiện ở vị trí quản lý. Nếu kỹ năng thuyết trình kém, các nhà quản lý sẽ không thể truyền đạt được cảm hứng cho các thành viên trong đội nhóm. Thậm chí là sản phẩm sẽ không bán được, doanh nghiệp cũng sẽ không thu hút được nguồn đầu tư và không thể phát triển được.

Mặc dù vai trò của kỹ năng thuyết trình là rất lớn nhưng nhiều người vẫn mang trong mình nỗi sợ này với một số biểu hiện như: Cảm giác hồi hộp và sợ hãi khi phải thuyết trình trước đám đông, có những suy nghĩ tiêu cực về các tình huống xấu có thể xảy ra với bản thân trong khi đang thuyết trình, căng cơ ở vùng cổ và lưng, nói lí nhí hoặc yếu ớt, thở hổn hển hoặc nói không ra hơi. Những người mang nỗi sợ “nặng hơn” còn có biểu hiện hoảng hốt tột độ khi đang nói hoặc rơi vào tình trạng “tim đập chân run”, mồ hôi nhễ nhại, mặt đỏ bừng,…

Vậy làm thế nào để nâng cao kỹ năng thuyết trình trước đám đông?

Cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Để vượt qua nỗi sợ mang tên “thuyết trình trước đám đông” là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nếu kiên trì thực hiện các giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình dưới đây, kỹ năng của bạn sẽ trở nên nhuần nhuyễn hơn. Qua đó, công việc sẽ trở nên thuận lợi hơn

Tạo các slide trình bày đơn giản

Trên thực tế, nếu slide trình bày nội dung càng khó hiểu, bạn sẽ càng gặp khó khăn trong việc truyền tải các thông điệp, vấn đề đến khán giả. Để nâng cao kỹ năng thuyết trình hiệu quả, bạn nên tạo các slide đơn giản.

Các chuyên gia nói rằng, hãy làm cho kích thước phông chữ của bài thuyết trình gấp đôi độ tuổi trung bình của đối tượng khán giả đang nghe. Có nghĩa là phông chữ trong slide chỉ nằm trong khoảng từ 60 đến 80 pt.

Bên cạnh đó, nội dung các slide nên làm nổi bật các điểm trọng tâm, không bao giờ nên là toàn bộ các điểm chính. Bởi khán giả sẽ chú ý đến slide, lúc này bạn sẽ chẳng còn gì để nói với người nghe khi họ đã tìm thấy các thông tin cần thiết ngay trên slide.

Kiểm tra trước khi trình bày

Khi đã sợ thuyết trình trước đám đông, bất cứ một sự cố nào xảy ra cũng làm cho buổi thuyết trình trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, bạn hãy tạo một thói quen đi xung quanh phòng để kiểm tra tầm nhìn, kiểm tra micro và chạy thử bài thuyết trình để đảm bảo nó sẵn sàng hoạt động… Sau khi làm những điều này, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong sự quen thuộc và tăng thêm sự tự tin.

Mở đầu bằng một điều mới mẻ mà khán giả không biết

Khi ngại nói trước đám đông, nếu người nghe không hứng thú, nỗi sợ này lại càng lớn thêm. Khi đó, bạn sẽ khó khăn trong việc thuyết trình của mình. Vì thế, khơi gợi hứng thú, chú ý của người nghe là cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông bạn cần chú ý.

Hãy bắt đầu buổi thuyết trình bằng một thông tin thực sự mới mẻ liên quan đến chủ đề của bạn. Ví dụ như: “Bạn có biết khi bạn đỏ mặt, dạ dày của bạn cũng sẽ chuyển sang màu đỏ không?”. Lúc này, nhiều khả năng người nghe sẽ ngẩng cao đầu và nghĩ “Thật sao? Wow ….”, và sẽ chú ý hơn vào bài thuyết trình của bạn. 

Cung cấp các thông tin giá trị 

Để nâng cao kỹ năng thuyết trình trước đám đông, bạn cần đảm bảo luôn cung cấp cho người nghe các thông tin có giá trị. Cho dù thông điệp hay đến đâu mà người nghe không thể áp dụng vào công việc, cuộc sống thì buổi thuyết trình của bạn cũng không thể thành công được.  

Theo Diễn giả Quách Tuấn Khanh – một trong những diễn giả hàng đầu Việt Nam: “thuyết trình cũng là một phương tiện truyền thông, và nhiệm vụ của người thuyết trình là hướng đến lợi ích chung của đám đông, chứ không phải để thể hiện thương hiệu cá nhân. Vì thế, mục tiêu của một bài thuyết trình luôn là để khiến cho người khác thay đổi tốt hơn, hoặc để giải quyết vấn đề đó theo hướng tích cực”.

Vì thế, để đánh tan nỗi sợ thuyết trình trước đám đông bạn cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin trước khi diễn thuyết. Bạn cần biết người nghe của bạn là ai, họ cần gì và điều gì sẽ tác động làm cho họ thay đổi. Bên cạnh đó, trước khi thuyết trình bạn cũng nên “xốc dậy” được sự chú ý của người nghe bằng cách giới thiệu về bản thân, thẩm quyền, và chuyên môn đối với vấn đề sắp trình bày. Khi đó, khán giả sẽ xác định được là họ có nên tin hoặc nên có thái độ như thế nào đối với những thông tin mà bạn sắp nói. 

Tạo cảm xúc – cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả 

Một sai lầm mà nhiều người thuyết trình kém đang mắc phải là chỉ tập trung vào nội dung cần trình bày mà quên mất điều quan trọng là nói như thế nào. Có những nội dung thể chuyển tải hết được qua khối lượng câu chữ ngắn ngủi của bài thuyết trình trong thời lượng khoảng 30 đến 45 phút. Tuy nhiên, nếu kết hợp với cảm xúc được thể hiện trong giọng nói và ngôn ngữ cơ thể khi trình bày, người nghe có thể hiểu được trọn vẹn nội dung mà bạn đang trình bày.

Để rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông, bạn có thể sử dụng bản đồ tư duy, áp dụng các công cụ giọng nói và ngôn ngữ cơ thể để nâng cao khả năng trình bày tốt và truyền đạt được cảm xúc một cách tự nhiên nhất. 

Không nên kéo quá dài thời gian thuyết trình

Nếu có 30 phút để trình bày bạn chỉ nên sử dụng 25 phút. Nếu có một giờ, bạn hãy sử dụng 50 phút. Hãy luôn tôn trọng thời gian của khán giả và kết thúc sớm buổi thuyết trình. Để làm được điều này, bạn cần rèn luyện kỹ năng nói trong điểm và nhấn mạnh vào các ý chính cần trình bày. Trên thực tế, người nghe chỉ nghe được khoảng hơn một nửa lượng thông tin bạn cung cấp. Vì thế vào cuối giờ, bạn hãy củng cố và tóm lại các điểm chính để người nghe có thể nắm được các ý mà bạn đang muốn truyền tải.

Tham khảo những người thuyết trình khác 

Cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông tốt nhất là tham dự càng nhiều buổi thuyết trình trực tiếp càng tốt. Qua đó, bạn có thể học được các kỹ năng nói cũng như phản ứng của cơ thể từ những họ. Bạn có thể tham gia các khóa học kỹ năng thuyết trình, tham khảo các bài giảng kỹ năng thuyết trình được phát trên Youtube.

Việc cải thiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông sẽ không thể thực hiện được trong một ngày một đêm, mà sẽ mất rất nhiều công sức và sự nỗ lực từ bạn. Vì thế, bạn hãy kiên trì thực hiện theo các giải pháp trên đây để vượt qua nỗi sợ này. Và xa hơn là tăng cơ hội trở thành một người thuyết trình mà người sẽ yêu thích, đồng thời tạo dựng được thương hiệu cá nhân tích cực trong mắt mọi người xung quanh.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bạn đang ứng tuyển vào một công ty tốt 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads

Bài Viết Liên Quan

shutterstock 2118081437

Cần kỹ năng gì để trở thành nhân viên Truyền thông nội bộ

Truyền thông nội bộ là việc doanh nghiệp đưa các nội dung và thông điệp đến nhân viên vào đúng thời điểm. Nội dung truyền thông nội bộ là tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi với mục tiêu chính là định hình, thắt chặt và lan tỏa văn hóa của doanh nghiệp. Kênh truyền thông nội bộ được xem là “điểm chạm” giữa doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên. Vì thế, nhân viên truyền thông nội bộ là vị trí quan trọng, được nhiều doanh nghiệp chú trọng trong khâu tuyển dụng. Do đó, việc trang bị kiến thức và kỹ năng truyền thông nội bộ là điều cần thiết, không chỉ giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn làm chủ công việc của mình và cải thiện hiệu suất tốt hơn trong tương lai.

shutterstock 1787334818

Kỹ năng diễn đạt là gì? Tuyệt chiêu nâng cao kỹ năng diễn đạt

Thông thường, khi ai đó nghĩ về kỹ năng diễn đạt, họ nghĩ về việc có mặt trước máy quay, hoặc tưởng tượng bản thân đang "một mình chịu trận" tại một hội nghị hoặc cuộc họp khác. Trên thực tế, bạn thường xuyên phải diễn đạt - trong các cuộc họp, phỏng vấn và trong cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện kỹ năng diễn đạt có thể giúp thăng tiến sự nghiệp và giúp bạn có được công việc mà bạn hằng mong muốn.

shutterstock 1312231271 hri 1

Nắm giữ 7 tuyệt chiêu trở thành bậc thầy trong đàm phán

Đàm phán là một thành phần quan trọng của lãnh đạo. Đàm phán có thể giải quyết những khác biệt về quan điểm, những thách thức ở nơi làm việc hoặc để đi từ bất đồng thành đồng thuận. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về lý do tại sao đàm phán lại quan trọng trong lãnh đạo.

1200x900 7

Các ứng dụng thiết kế powerpoint giúp bạn dễ dàng ghi điểm trong mắt sếp

Kĩ năng thuyết trình luôn là ưu thế trong bất kì ngành nghề nào. Kĩ năng thuyết trình không chỉ là khéo ăn khéo nói, trình bày logic mà còn cả yếu tố nòng cốt là hình ảnh truyền tải. Bất kì những gì bạn đưa ra điều được cô động lại bằng những keyword và hình ảnh minh hoạ đi kèm, có thế nội dung mới sống động giữ được mạch lạc trong suốt thời gian hội họp.

shutterstock 391846789 1

Quản lý thời gian là gì? 6 tác động của việc quản lý quản lý thời gian kém

Thời gian là thứ vô cùng xa xỉ vì khi đã trôi qua thì chẳng có giá nào để mua lại. Cũng giống như những người khác trên thế giới, bạn chỉ có 24 giờ trong một ngày. Nếu bạn không sử dụng chúng để biến ước mơ của mình thành hiện thực, thì thật sự rằng bạn sẽ luôn trong tâm thế hối hả khi luôn phải vật lộn với “deadline”. Bỏ túi ngay 4 nguyên nhân của việc quản lý thời gian kém và các chiến lược thực tế mà bạn có thể thực hiện để khắc phục chúng nhé!

Bài Viết Liên Quan

shutterstock 2118081437

Cần kỹ năng gì để trở thành nhân viên Truyền thông nội bộ

Truyền thông nội bộ là việc doanh nghiệp đưa các nội dung và thông điệp đến nhân viên vào đúng thời điểm. Nội dung truyền thông nội bộ là tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi với mục tiêu chính là định hình, thắt chặt và lan tỏa văn hóa của doanh nghiệp. Kênh truyền thông nội bộ được xem là “điểm chạm” giữa doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên. Vì thế, nhân viên truyền thông nội bộ là vị trí quan trọng, được nhiều doanh nghiệp chú trọng trong khâu tuyển dụng. Do đó, việc trang bị kiến thức và kỹ năng truyền thông nội bộ là điều cần thiết, không chỉ giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn làm chủ công việc của mình và cải thiện hiệu suất tốt hơn trong tương lai.

shutterstock 1787334818

Kỹ năng diễn đạt là gì? Tuyệt chiêu nâng cao kỹ năng diễn đạt

Thông thường, khi ai đó nghĩ về kỹ năng diễn đạt, họ nghĩ về việc có mặt trước máy quay, hoặc tưởng tượng bản thân đang "một mình chịu trận" tại một hội nghị hoặc cuộc họp khác. Trên thực tế, bạn thường xuyên phải diễn đạt - trong các cuộc họp, phỏng vấn và trong cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện kỹ năng diễn đạt có thể giúp thăng tiến sự nghiệp và giúp bạn có được công việc mà bạn hằng mong muốn.

shutterstock 1312231271 hri 1

Nắm giữ 7 tuyệt chiêu trở thành bậc thầy trong đàm phán

Đàm phán là một thành phần quan trọng của lãnh đạo. Đàm phán có thể giải quyết những khác biệt về quan điểm, những thách thức ở nơi làm việc hoặc để đi từ bất đồng thành đồng thuận. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về lý do tại sao đàm phán lại quan trọng trong lãnh đạo.

1200x900 7

Các ứng dụng thiết kế powerpoint giúp bạn dễ dàng ghi điểm trong mắt sếp

Kĩ năng thuyết trình luôn là ưu thế trong bất kì ngành nghề nào. Kĩ năng thuyết trình không chỉ là khéo ăn khéo nói, trình bày logic mà còn cả yếu tố nòng cốt là hình ảnh truyền tải. Bất kì những gì bạn đưa ra điều được cô động lại bằng những keyword và hình ảnh minh hoạ đi kèm, có thế nội dung mới sống động giữ được mạch lạc trong suốt thời gian hội họp.

shutterstock 391846789 1

Quản lý thời gian là gì? 6 tác động của việc quản lý quản lý thời gian kém

Thời gian là thứ vô cùng xa xỉ vì khi đã trôi qua thì chẳng có giá nào để mua lại. Cũng giống như những người khác trên thế giới, bạn chỉ có 24 giờ trong một ngày. Nếu bạn không sử dụng chúng để biến ước mơ của mình thành hiện thực, thì thật sự rằng bạn sẽ luôn trong tâm thế hối hả khi luôn phải vật lộn với “deadline”. Bỏ túi ngay 4 nguyên nhân của việc quản lý thời gian kém và các chiến lược thực tế mà bạn có thể thực hiện để khắc phục chúng nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers