• .
adsads
Untitled design 7 4
Lượt Xem 3 K

Alex có một bản CV vô cùng ấn tượng. Anh có điểm số xuất sắc khi còn ở trường Đại học, kinh nghiệm dày dặn với một chuỗi các dự án kỹ thuật được công nhận cũng như được đánh giá cao từ hai công việc trước đây. Tuy nhiên, khi anh phỏng vấn tại một công ty khởi nghiệp về lĩnh vực công nghệ cao, công ty này đã từ chối anh. May mắn thay cho Alex, một nguồn tin không chính thống đã tiết lộ cho anh biết được lý do bị từ chối – một trong số những nhà tuyển dụng đã không đồng ý với quyết định lựa chọn anh. Hóa ra những nhà tuyển dụng đã đánh giá rằng Alex thiếu đam mê trong công việc. Anh ấy thiếu kinh nghiệm phỏng vấn nên khá yên lặng suốt buổi phỏng vấn, không nhiệt tình chia sẻ cách anh đóng góp cho các dự án trong CV của mình, và không thể hiện được sự hiệu quả mà các nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy ở những ứng cử viên mạnh mẽ.

Alex trưởng thành ở Hồng Kông, nơi anh được dạy để khiêm tốn về thành tích của mình và dẫn đầu với những kết quả. Thế nhưng, thật không may, công ty anh đang phỏng vấn lại ở Hoa Kỳ. Những nhà tuyển dụng ở đây thường có một điểm mù: Họ tin rằng các ứng viên tràn đầy nhiệt huyết, đam mê sẽ mạnh dạn nói rất nhiều về thành tích họ đạt được. Alex cần phải tìm ra cách để truyền đạt được sự phấn khích và gắn bó với công việc trong cuộc phỏng vấn mà vẫn dung hòa được phong cách cũng như văn hóa làm việc nơi anh sinh ra.

 

Bắt đầu chia sẻ với lý do tại sao

Kinh nghiệm phỏng vấn cho thấy rằng hầu hết các bản CV và câu trả lời phỏng vấn là một danh sách dài liệt kê về những việc mà ứng viên đã làm nhưng lại không đào sâu vào việc giải thích lý do vì sao họ lại làm như thế. Alex thích tạo ra các phần mềm ứng dụng vì anh tin rằng công nghệ sẽ giúp thúc đẩy sự công bằng trong việc truy cập của mọi người. Cha mẹ anh đầu tư rất nhiều cho đam mê này, họ gửi anh vào học ở một ngôi trường ưu tú, bao gồm việc chuẩn bị sách giáo khoa và đồ dùng đắt tiền – những chi phí có thể giảm nhờ sự phát triển công nghệ. Động lực để Alex theo đuổi sở thích với công nghệ tuy cá nhân nhưng lại là tiền đề thúc đẩy niềm đam mê của anh ấy.

Trình bày về lĩnh vực bạn đầu tư nhiều thời gian

Đối với hầu hết các vị trí tuyển dụng, một ứng cử viên phù hợp trong mắt các nhà phỏng vấn ​​sẽ là người thông minh, làm việc chăm chỉ và đạt được kết quả tốt. Còn một ứng cử viên đặc biệt sẽ chia sẻ với người phỏng vấn về khoảng thời gian và vị trí nơi anh ta đã vượt lên chính mình. Trong những năm cuối Đại học, Alex đã trốn dưới gầm bàn trong phòng thí nghiệm máy tính sau giờ học để anh có thể ở lại khi lớp đã đóng cửa và tiếp tục viết code. Sự chăm chỉ và khoảng thời gian anh bỏ ra cho đam mê đã được đền đáp. Một chương trình Alex viết đã được quản trị viên hệ thống tại trường Đại học của anh sử dụng để giúp điều hành phòng thí nghiệm hiệu quả hơn.

Chia sẻ về các sở thích của bạn

Kinh nghiệm phỏng vấn - Làm thế nào thể hiện sự đam mê của bạn?

Khi bạn đam mê một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ có xu hướng để đam mê này ảnh hưởng đến các khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn. Alex thích lập trình tất cả mọi thứ. Anh thích tạo ra các chương trình máy tính ở trường, tại nơi làm việc và ở nhà. Chẳng hạn, anh thực hiện một dự án là chế tạo và lập trình một robot biết lấy bia. Trong cuộc phỏng vấn tiếp theo, Alex đã giới thiệu cho các nhà tuyển dụng xem các video về những con robot mà anh ấy chế tạo trong thời gian rảnh rỗi – chính nhờ các dự án được làm theo sở thích này đã góp phần thể hiện sự nhiệt tình và gắn bó sâu sắc với lĩnh vực mà Alex lựa chọn.

Chia sẻ về nơi bạn tình nguyện làm… miễn phí

Niềm đam mê và niềm tin có thể khiến bạn làm việc gì đó ngay cả khi nó không phải là một phần của công việc hoặc sở thích của bạn. Trong cuộc phỏng vấn tiếp theo, Alex đã kể một câu chuyện về việc đam mê của anh đã giúp cứu lấy những người vô gia cư tại một nơi trú ẩn. Do không gian hạn chế, nơi trú ẩn này chỉ có thể giới hạn việc cung cấp thứ ăn cho một trăm người vô gia cư một lúc và sau đó mới có thể đón nhận đợt khách tiếp theo vào mỗi tối. Đó là một cuộc cạnh tranh để có thể đảm bảo tiếp tế cho tất cả các người vô gia cư trong khoảng thời gian hạn hẹp. Alex nhận thấy nguyên nhân của sự chậm trễ này xuất phát từ đơn đặt hàng cho hai lựa chọn menu khác nhau và làm sao để phân phối chúng một cách chính xác nhất. Anh đã góp phần giúp nơi trú ẩn này mã hóa một chương trình hiển thị biểu đồ chỗ ngồi và mục menu đã chọn. Chương trình tăng hiệu quả phục vụ thêm 17 phút, giảm đi các lỗi cũng như sự thất vọng của những người vô gia cư khi phải chờ đợi.

Nhờ việc áp dụng các kỹ thuật này trong các cuộc phỏng vấn, Alex đã được một đối thủ cạnh tranh của một công ty từng từ chối anh tuyển vào làm việc. Ở nơi làm việc mới, anh đã làm việc một cách chăm chỉ, giành được năm bằng sáng chế và là một lập trình viên tài năng.

Đừng quá chủ quan mà bỏ qua yếu tố đam mê trong cuộc phỏng vấn công việc tiếp theo của bạn, chỉ bởi vì bạn không biết cách thể hiện các biểu cảm hay hành động nhiệt huyết như đập bàn khi chia sẻ về đam mê. Hãy tích lũy kinh nghiệm phỏng vấn cho mình và thể hiện để nhà tuyển dụng thấy được sự gắn bó với công việc trong cả lời nói và hành động của bạn. Hãy chia sẻ cho họ thấy rằng, niềm đam mê có thể đến từ các hình thức khác nhau và mang lại một kết quả ấn tượng – một kết quả tốt đẹp mà bạn đã hướng đến.

 

— HR Insider / Theo Harvard Business Review —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers