• .
adsads
2
Lượt Xem 14 K

Với các công ty/ tập đoàn đa quốc gia, ứng viên có khả năng ngoại ngữ sẽ được nhà tuyển dụng ưu tiên hơn. Và theo kinh nghiệm phỏng vấn của các chuyên gia, một ứng viên giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh lưu loát sẽ gây được ấn tượng tốt đẹp ngay từ đầu và giúp buổi phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng, thú vị hơn. Nếu như bạn giới thiệu khéo léo và gây được ấn tượng sẽ có lợi thế lớn, nếu không cơ hội trúng tuyển có thể rơi vào tay của ứng viên khác.

Trong phỏng vấn, lời giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh được xem là đạt chuẩn khi bạn thể hiện rõ ràng, câu từ rành mạch. Bên cạnh đó, nội dung giới thiệu phải súc tích nhưng bao hàm các thông tin cần thiết về bản thân và kinh nghiệm làm việc. Thời gian của phần giới thiệu tốt nhất kéo dài trong khoảng 2 – 3 phút, không nên lâu hơn.

Các bước giới thiệu bản thân trong vòng phòng vấn bằng tiếng Anh hay

Bước 1: Giới thiệu sơ lược về bản thân

Bạn là ai, bạn đến từ đâu, bạn tốt nghiệp ngành học gì, sở thích của bạn là gì… là những điều bạn cần trình bày trước tiên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn. Như thế, nhà tuyển dụng mới nắm bắt được thông tin của bạn và phần nào hình dung được bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng và văn hóa công ty hay không.

Ví dụ: Tên của em là Mai Ngọc Trân Châu, năm nay em 23 tuổi. Em tốt nghiệp Đại học Ngoại thương, chuyên ngành Thương mại điện tử. Từ khi học đại học, em đã thực tập ở một số công ty agency với chức vụ Digital. Và sau khi tốt nghiệp, em có thêm 2 năm kinh nghiệm ở vị trí đó tại công ty PopK. Những lúc rảnh rỗi, em thích nghe nhạc và tham gia các câu lạc bộ như chụp ảnh, quay phim để giao lưu với mọi người và rèn luyện đam mê của mình.

My full name is Mai Ngoc Tran Chau. I’m 23 years old and I graduated Foreign Trade University. My major is E-commerce. In my college time, I worked as a Digital at Agency and after graduated, I have worked at PopK for 2 years. In my free time, I like to listen to music and join clubs such as photography, filming to interact with people and practice my passion.

>>> Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp, cách trả lời bằng tiếng Anh & tiếng Việt

Bước 2: Nói về điểm mạnh của bạn trong lúc phỏng vấn

Điểm mạnh điểm yếu chính là những gì nhà tuyển dụng luôn muốn biết ở bạn. Bạn hãy liệt kê một số điểm mạnh mà bạn cho là nó thích hợp với vị trí đang phỏng vấn. Về điểm yếu, bạn hãy chọn một điểm yếu cùng hướng khắc phục của bạn trong tương lai.

Ví dụ: Điểm mạnh của bản thân em chính là em rất tỉ mỉ. Khi làm việc gì đó, em quan tâm đến từng chi tiết và cố gắng thực hiện nó một cách tốt nhất. Đồng thời, đó cũng là nhược điểm của em. Vì quá tỉ mỉ nên em thường hay chần chừ và thiếu quyết đoán trong mọi việc. Hiện tại, em đang khắc phục điểm yếu của mình và tin rằng sắp tới em sẽ cải thiện được nó.

My strongest is very meticulous. When I do something, I take care of every detail and try to do it in the best way. At the same time, that is also my weakness. I’m too meticulous, so I often hesitate and indecisive in everything. Currently, I am overcoming my weakness and believe that I will improve it in the future. 

>>> Kinh nghiệm phỏng vấn: Chiến lược vượt qua các câu hỏi tình huống

Bước 3: Mô tả ngắn gọn mục tiêu của bạn

Hãy nói về mục tiêu của bạn trong nghề nghiệp và nếu được nhận vào làm việc ở công ty, bạn sẽ mang lại những giá trị gì. Điều này, có vai trò quyết định trong sự lựa chọn ứng viên phỏng vấn phù hợp với công việc tuyển dụng.

Ví dụ: Mục tiêu của em là tìm một công việc mà em có thể phát huy được chuyên môn và thế mạnh của bản thân. Em muốn đóng góp một phần sức lực vào sự phát triển của công ty.

My goal is to find a job where I can promote my expertise and strengths. I want to contribute a part of strength to the development of the company. 

Bước 4: Hãy cho họ thấy bạn phù hợp với vị trí phỏng vấn

Đừng quên chia sẻ đôi chút về kinh nghiệm của bản thân để chứng tỏ rằng bạn là người phù hợp với vị trí mà họ tuyển dụng nhé. Bởi bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn nhân viên của mình là người có kinh nghiệm và phát huy được năng lực trong môi trường của họ.

>>> Xem thêm: Sau 3 lần phỏng vấn bằng tiếng anh thất bại tôi đã rút ra kinh nghiệm gì?

Trên đây, là cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong vòng phỏng vấn để giúp bạn có được phần thể hiện tự tin, ấn tượng. Hãy dành nhiều thời gian để luyện tập kinh nghiệm phỏng vấn để nắm bắt cơ hội, tìm được công việc như ý nhé!

— HR Insider —
VietnamWorks Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi mà chẳng nhận được hồi âm? Hay tệ hơn là nhà tuyển dụng xem CV xong thẳng thừng từ chối, dù bạn thấy mình hoàn toàn đáp ứng được công việc?

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng của các công ty luôn lên xuống thất thường nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Trong một năm, sẽ có những lúc các công ty ồ ạt tuyển dụng, nhưng có lúc lại chẳng tuyển dụng vị trí nào. Nhảy việc nhầm mùa tuyển dụng sẽ khiến bạn chật vật tìm việc, thậm chí tình trạng này còn kéo dài đến cả tháng trời.

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song song đó là hàng nghìn ứng viên hối hả tìm việc sau Tết.

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers