• .
adsads
Untitled design 9
Lượt Xem 4 K

Anna Ranieri là một chuyên gia và diễn giả chuyên tư vấn về phát triển nghề nghiệp. Cô còn là tác giả của nhiều cuốn sách viết về định hướng nghề nghiệp, phát triển mối quan hệ trong môi trường công sở.

Căng thẳng vẫn…có lợi

Đầu tiên, hãy xem xét lợi ích của sự căng thẳng: Nhiều chuyên gia luôn nói rằng một liều căng thẳng vừa đủ là một thứ rất tốt đối với bạn, nhưng nếu quá liều sẽ làm bạn mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần. Vì vậy, việc khống chế mức độ căng thẳng ở mức vừa đủ là việc bạn cần thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất. Buổi phỏng vấn xin việc chính là ví dụ hoàn hảo của việc một lượng căng thẳng vừa đủ sẽ giúp bạn tiếp thêm dũng khí để “chiến thắng” nhà tuyển dụng.

Trong bài hát “A Chorus Line” có một câu “Tôi rất cần công việc này, bằng mọi cách tôi phải có được nó”. Đối với quan điểm này, bạn biết rằng sẽ vẫn còn hàng trăm việc làm khác cho bạn nhưng việc bạn tự áp bản thân khi ứng cử cho vị trí hiện tại sẽ giúp bạn tiếp cận với buổi phỏng vấn với năng lượng tốt nhất. Việc chúng ta cần ghi nhớ đó chính là dùng sự căng thẳng đó để làm bàn đạp cho chúng ta bước lên, chứ không để nó “chiếm ngự” – hãy ghi nhớ rằng, bạn thật sự muốn công việc này.

 

căng thẳng trong phỏng vấn

 

Điểm khác biệt của buổi phỏng vấn xin việc đó chính là bản thân nó không phải là một cuộc đối thoại bình thường, nó không phải là cuộc trao đổi thẳng thắn 1-1, mà ở đây quyền lực nằm 95% ở nhà tuyển dụng, và việc này đòi hỏi ở bạn một sự tự tin vào tiềm lực của bản thân để không bị người phỏng vấn “nuốt chửng”.

Không giống như một cuộc nói chuyện vui vẻ với bạn bè, việc phỏng vấn đòi hỏi bạn phải bộc lộ ra mọi kĩ năng nghề nghiệp liên quan, kinh nghiệm, điểm mạnh, mối quan tâm của bạn một cách tối ưu nhất để người nghe có thể thấy rằng thời gian dành cho bạn là xứng đáng. Hãy thể hiện những thông tin này trong một phong thái đầy tự tin, tao nhã, đồng thời  phù hợp với không khí hiện tại của buổi phỏng vấn. Việc này có nghĩa là hãy chú ý đến câu hỏi của nhà tuyển dụng, hãy nhớ kĩ những thông tin bạn muốn nói, và sẵn sàng đương đầu với những câu hỏi có thể gài chúng ta vào thế bí. Một chút áp lực sẽ giúp bạn luôn tập trung và có một màn trình diễn xuất sắc nhất.

 

“Cẩn tắc vô áy náy”

Tiếp theo, cũng bởi vì tính chất bất thường của buổi phỏng vấn xin việc, sự chuẩn bị kĩ càng là điều vô cùng quan trọng. Hãy xem xét những hạng mục mà người phỏng vấn sẽ đánh giá bạn: bạn đang sở hữu những kinh nghiệm gì, mức độ tự tin của bạn đối với việc phải tiếp xúc với những điều mới, điểm mạnh của bạn là gì, những điềm yếu mà bạn cần phải khắc phục. Việc tự chỉ điểm được điểm yếu của bạn sẽ thể hiện được rằng bạn biết rõ bản thân mình và chẳng ai là hoàn hảo, nhưng nếu kiên trì sẽ giúp chúng ta cải thiện được chúng. Hãy luyện tập những mẫu câu trả lời cho những câu hỏi như vậy để tránh tình trạng bỡ ngỡ khi chúng ta gặp phải những dạng câu hỏi tương tự. Khi bạn đã luyện tập và chuẩn bị đầy đủ, mức độ căng thẳng của bạn sẽ được khống chế ở mức vừa đủ và sẽ chỉ dành cho bạn một lượng năng lượng đủ để có thể ứng phó với những câu hỏi, yêu cầu khó nhằn của nhà tuyển dụng. Nhiều người nói rằng việc luyện tập giúp họ có thêm tự tin hơn và góp phần giúp họ có thể vượt qua những câu hỏi, tình huống bất thường một cách dễ dàng hơn.

Thế nhưng nếu bạn đã luyện tập đầy đủ, bước vào phòng phỏng vấn với một phong thái rạng ngời, nhưng chỉ 5 phút sau khí thế của bạn bị dập tắt và bạn cảm thấy cơ hội thành công của bạn đang tiến dần về con số 0, chuyện gì sẽ xảy ra? Mức độ căng thẳng sẽ tăng không kiểm soát và đẩy bạn vào tình trạng tuyệt vọng, khiến cho bạn lúng túng suốt phần còn lại của buổi phỏng vấn. Dù bạn không thể quay lại lần 2 lần 3 như những bộ phim, những sửa chữa kịp thể vẫn có thể thực hiện được. Vậy thì cách thứ 3 để “cứu cánh” ngay lúc này khi bạn chợt nhận ra bạn đã quên một điều vô cũng quan trọng, bạn luôn có thể sửa nó hay thêm vào sau để hạn chế sự căng thẳng của bản thân. Nếu bạn còn trong buổi phỏng vấn, bạn luôn có thể nói rằng: “À tôi mới nhớ ra rằng còn một điều tôi quên chưa đề cập…”Nếu bạn nhận ra điều đó quá muộn – sau khi buổi phỏng vấn đã kết thúc, bạn có thể gửi một email cám ơn nhưng đồng thời cũng để cập thêm “Tôi muốn bổ sung nói rõ hơn về một vấn để x,y,z…” Dù thế nào đi nữa hãy đảm bảo thông tin mà bạn muốn truyền đạt được đầy đủ nhất có thể. Sau đó bạn có thể thoải mái nghỉ ngơi mà chẳng cần lo âu về những điểm thiếu sót hay lỗi lầm bạn mắc phải. Một số nhà tuyển dụng còn nói rằng họ rất trân trọng những người sẵn sàng thừa nhận lỗi lầm, thiếu sót trong buổi phỏng vấn và có thể chấp nhận người đó vào vị trí vì họ đủ khả năng và họ không bao giờ từ bỏ.

 

Những bài học xương máu từ thực tế

Đôi lúc mức độ stress trong buổi phỏng vẫn sẽ vượt xa những gì chúng ta tưởng tượng. Một căn phòng nhiều người phỏng vấn sẽ là một vấn đề lớn với ứng cử viên.

Điển hình như Jane, một người rất giàu kĩ năng nghề nghiệp, tuy nhiên lại là một người sống khép kín, thích những cuộc nói chuyện 1-1 hơn nhiều người. Sau đấy cô ấy biết được rằng cô ấy phải trình bày trước cả một hội đồng phỏng vấn. Cô ấy đã nhờ chuyên gia để tư vấn cô ấy phải làm thế nào để giữ bình tĩnh và phong thái tự tin. Mối lo ngại lớn nhất của Jane đó chính là sẽ khó có thể kết nối với tất cả mọi người trong phòng.

Cô ấy đã được tư vấn về việc chuẩn bị một sơ đồ những người sẽ ngồi xung quanh cô ấy trong buổi phỏng vấn, sau đó cô ấy sẽ ghi nhận lại tên và chức danh của từng người. Qua việc đó, trong buổi phỏng vấn cô ấy đã thể hiện rất xuất sắc và nhà tuyển dụng nhận xét rằng cô ấy biết đề cập không bỏ sót một người nào trong buổi phỏng vấn. Jane còn biết trao đổi ánh nhìn với mọi thành viên trong hội đồng mỗi khi họ nhắc đến cô hay có một bình luận về ý của cô. Jane cảm thấy tự tin hơn và không quá căng thẳng và do đó, nhà tuyển dụng của cô cảm thấy rất hài lòng về cách Jane đã biết kết nối với tất cả mọi người và có những nỗ lực để có thể ghi nhớ họ.

Một điều có thể làm bạn căng thẳng quá mong muốn đó chính là những câu hỏi kì quặc. Bạn sẽ chẳng bao giờ đoán trước được nó, bạn chẳng biết được đó là một câu hỏi nghiêm túc hay là một câu nói đùa, và bạn phải quyết định nhanh chóng rằng bạn nên trả lời như thế nào để đúng với điều mà người phỏng vấn muốn. Cách tiếp theo để hạn chế căng thẳng là bạn cần xác định bản chất của câu hỏi, bạn có thời câu giờ để có thời gian suy nghĩ kĩ hơn: “Câu hỏi thú vị đó. Cho tôi xin một giây để suy nghĩ được không?” Câu hỏi này vừa cho bạn thời gian, vừa có thể xác định được nếu người phỏng vấn thật sự muốn bạn trả lời câu hỏi này hay nó chỉ đơn thuần là một câu nói đùa giải tỏa căng thẳng.

căng thẳng trong phỏng vấn

 

Ellen trong một buổi phỏng vấn đã gặp phải câu “nếu bạn trở thành một cái cây thì bạn muốn làm cây gì?” Cô ấy đã trả lời “hmm… câu hỏi hay đó, cho tôi suy nghĩ một lát nhé.” Người phòng gật đầu và ra vẻ chờ đợi câu trả lời sau đó của cô ấy. Ellen sau đó trả lời rằng “Câu hỏi làm cho tôi phải suy nghĩ khá nhiều đấy, nhưng tôi cũng vốn là người thích đùa giỡn với những ý tưởng mới mà, tôi nghĩ tôi sẽ là một cây xương rồng. Cây xương rồng luôn vững vàng: đây là cây có thể dễ dàng sống mà không cần nhiều nước. Dù trong điều kiện nắng mưa hay giá lạnh, nó luôn đứng vững và thậm chỉ có thể có tiếp chút hơi ẩm, nước cho một vài người bị lạc trong sa mạc. Tôi nghĩ tôi cũng như vậy, tôi luôn làm việc hết mình và luôn hỗ trợ những đồng nghiệp của tôi”

Dù câu hỏi khó hay không, buổi phỏng vấn sẽ dễ làm chúng ta căng thẳng, khiến chúng ta “đóng băng”: Tâm trí không thể hình thành một ý nghĩ nào, bạn bắt đầu nói lắp bắp không rõ ràng, hoặc bạn đỏ mặt vì xấu hổ. Vậy phải làm thế nào?

  • Hít một hơi thật sâu, uống một ngụm nước, dành chút thời gian để làm chủ lại bản thân. Bạn luôn có thể trả lời “Cho tôi xin phép suy nghĩ câu hỏi trong một phút” với bất kì câu hỏi nào hoặc “Ý của anh là…” hay “Anh có thể hỏi theo cách khác được không?” Đồng thời bạn cũng có thể hỏi thêm: “Câu trả lời của tôi có thỏa mãn đầy đủ những vấn đề mà anh đang hỏi không?”
  • Hãy lấy lại sự tự tin và bình tĩnh với tinh thần rằng chính bạn cũng đang phỏng vấn công ty của họ chứ không chỉ đơn thuần bạn đang bị phỏng vấn. Bạn không phải bị tước đi mọi quyền kiểm soát trong căn phòng và luôn có thể có những câu hỏi ngược lại với nhà tuyển dụng. Nói cho cùng thì bản thân bạn cũng muốn tìm hiểu xem công việc và doanh nghiệp có thật sự phù hợp với bản thân hay không.
  • Tấn công là cách phòng thủ tốt nhất khi bạn đối mặt với căng thẳng. Hãy luyện tập những gì bạn muốn nói, kể cả bạn có được hỏi hay không. Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng bạn có những giá trị, kĩ năng, khả năng, sự nhiệt huyết nghề nghiệp và tinh thần học hỏi không ngừng. Nếu bạn thường hay lo âu hay mất tự tin trong buổi phỏng vấn, có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của những nhà tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Có thể bạn sẽ không được nhận vào vị trí, nhưng bạn luôn chắc chắn rằng bạn đã làm những gì có thể để giữ bình tĩnh và trình diễn tốt nhất trong buổi phỏng vấn.
  • Ngoài ra bạn có thể ăn mặc thoải mái, thoáng hơn một tí. Những trang phục như vậy sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn, khiến bạn tập trung dễ dàng hơn trong buổi phỏng vấn và đối mặt tốt hơn với những câu hỏi được đề ra.

Căng thẳng trong phỏng vấn là việc không những rất bình thường – mà nó còn thật sự cần thiết. Luôn chuẩn bị tư tưởng rằng bạn sẽ stress nhưng nó sẽ giúp bạn có những câu trả lời tốt hơn. Luôn chuẩn bị, luyện tập kĩ càng sẽ giúp bạn quản lý mức độ căng thẳng của bạn trong khi phỏng vấn thật sự. Nếu bạn đã thực hiện được những điều trên, trang bị những gì bạn muốn nói, sẵn sàng đương đầu với mọi câu hỏi khó khăn, bạn sẽ giữ bình tĩnh tốt hơn và tự tin trước mọi thử thách. Hãy sử dụng sự căng thẳng làm “công cụ” hỗ trợ bạn có được công việc bạn mong muốn.

 

— HR Insider / Theo Harvard Business Review —

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers