• .
adsads
Livestream after 1200x900 1
Lượt Xem 4 K

Đại dịch COVID – 19, đặc biệt là thời gian giãn cách xã hội khiến người đi làm trở thành đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề. Theo số liệu mới nhất của VietnamWorks, hiện nay nhu cầu tìm việc đang tăng đến 700% nhưng nhu cầu tuyển dụng lại giảm hơn 60% so với thời điểm trước đây. Điều này có nghĩa là tỷ lệ cạnh tranh giữa các ứng viên trong thời điểm này là cực kì cao. Chính vì thế, điều khiến hầu hết người đi làm băn khoăn hiện nay là:

  • Có nên nhảy việc trong thời điểm khủng hoảng này?
  • Thỏa thuận lương quá cao có khiến bạn bị loại?

Đâu mới là lựa chọn đúng đắn trong tình hình hiện tại? Bằng kinh nghiệm cá nhân trên cương vị người đi làm, 3 các nhà lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam hiện nay đã đồng hành cùng VietnamWorks tham gia livestream “Tìm Việc và Đàm Phán Lương Trong Thời Kì COVID – 19” để giúp người đi làm tìm ra câu trả lời phù hợp cho bản thân. Hãy cùng xem thử các nhà lãnh đạo đã nhận định gì nhé!

Tìm việc trong thời Covid – 19: Là dại khờ hay là cơ hội?

Bắt đầu buổi thảo luận, chị Hoài Linh – HR Director tại Navigos Group Việt Nam đã chia sẻ về tình hình thị trường nhân lực hiện nay thông qua các số liệu cụ thể, được đúc kết từ khảo sát của VietnamWorks trong thời điểm dịch COVID – 19 như sau:

  • 30% Doanh nghiệp phải cắt lương, giảm nhân sự
  • 10% Công ty buộc phải đóng cửa
  • 70% Người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng (mất việc, cắt lương)

(Các số liệu được phân tích dựa trên câu trả lời từ 400 doanh nghiệp và 3400 người lao động)

Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng hầu hết người lao động hiện nay đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Chính vì lẽ đó, với nhiều bạn đang có dự định nhảy việc sau Tết đều bị gián đoạn. Vậy, sau giãn cách xã hội, liệu 30% người lao động vẫn đang đi làm bình thường có nên khởi động trạng thái “bình thường mới” và tìm kiếm công việc hay tiếp tục chờ đợi cho đến khi tình hình bình ổn trở lại?

Với câu hỏi này, anh Thành Hưng – HR Deputy Manager tại Acecook Việt Nam đã chia sẻ quan điểm cá nhân rằng:

“Nếu đã có ý định nhảy việc, và bây giờ mọi chuyện đang trong quá trình thiết lập theo một trạng thái bình thường mới, thì mình cũng phải bắt đầu lại ý định của mình. Vì nếu mình cứ giữ ý định và không bắt đầu, sẽ không có điều gì diễn ra, không gì thay đổi và chúng ta sẽ phải sống hoài trong sự trăn trở. Vì thế, có ý định thì phải thực hiện ý định đó cho bằng được!”

Còn theo anh Hải Lam – Managing Director tại Buzzmetrics, nhảy việc mùa COVID – 19 cũng là nhảy việc, không có gì khác biệt. Nhưng chính bản thân người đi làm phải trả lời được câu hỏi:

“Mình sẽ phải làm gì tiếp theo? Làm nội trợ cũng được, đi du lịch vòng quanh thế giới cũng được, làm trái nghề cũng được,… Nhưng bạn đừng nghỉ việc vì bạn không biết phải làm gì tiếp theo? Chỉ nên nghỉ việc khi biết rõ mình sẽ làm gì tiếp theo! Khi đó, dù là mùa Covid – 19 hay bất cứ khủng hoảng nào, bạn cũng đã sẵn sàng!”

Và không chỉ chia sẻ góc nhìn của mình về vấn đề nhảy việc trong thời điểm hiện tại, các anh chị diễn giả còn đưa ra lời khuyên chân thành, thẳng thắn về vấn đề mà rất nhiều người đi làm gặp phải hiện nay: Có nên nhận được lời mời quay lại làm việc tại công ty cũ, nhưng với mức lương thấp hơn trước khi đại dịch để cùng công ty vượt qua khó khăn hay đi tìm một cơ hội mới với khả năng lương cao hơn, nhưng chưa biết gì về môi trường ở công ty mới? 

Những chia sẻ của các anh chị diễn giả đã góp phần giúp rất nhiều bạn theo dõi livestream ngày hôm đó có thêm động lực, niềm tin và tìm ra được giải pháp cho riêng mình để thực hiện kế hoạch của mình và dẫn đầu trạng thái “bình thường mới” sau giãn cách xã hội.

 

Đàm phán lương thời Covid – 19: Chân thật là chìa khóa vượt qua khủng hoảng

Bước sang phần 2 của buổi livestream, các anh chị diễn giả đi đến câu hỏi mà chúng ta – người đi làm đều đã từng trải qua, không chỉ là trong thời kì COVID – 19: Liệu rằng khi thương lượng về lương, chúng ta có nên nói thật về mức lương cũ không? Và trong điều kiện kinh tế bị ảnh hưởng khá nhiều, việc nói quá về mức lương cũ có phải là rủi ro hay không?

Anh Hải Lam – Managing Director tại Buzzmetrics, đã khẳng định một cách chắn chắc rằng:

Đừng bao giờ nói dối! Vì bằng mọi cách, người tuyển dụng đều có thể kiểm tra được. Và nói dối nhà tuyển dụng trong bất kì trường hợp nào cùng đều là sai lầm. Tuy nhiên, hãy nói thật sao cho khéo, thay vì nói dối hãy nói về tổng thu nhập ở công ty cũ thay vì chỉ nói về mức lương cũ.

Đồng tình với anh Hải Lam, anh Thành Hưng – HR Deputy Manager tại Acecook Việt Nam, cũng cho rằng không nên nói dối mà hãy nói sự thật sao cho lung linh:

Người trung thực sẽ được trọng dụng và người không trung thực sẽ được sử dụng. Vì về con đường lâu dài, vị trí chủ chốt trong công ty sẽ không bao giờ thuộc về những người thiếu trung thực. Còn về lương và phúc lợi, công ty chỉ trả cho chúng ta dựa trên giá trị mang lại chứ không trả dựa trên nhu cầu cá nhân của chúng ta. 

Dưới góc nhìn của các anh chị, những người đã từng là nhân viên và hiện tại, đang là các nhà lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam cho rằng: Chân thật mới chính là chìa khóa để vượt qua khủng hoảng. Dù là COVID – 19 hay bất cứ một khủng hoảng nào khác trong tương lai, chân thật mới giúp bạn trở thành người thành công. 

Và nếu bạn đang gặp phải những khó khăn và chưa thể quyết định bước tiếp theo trong hành trình sự nghiệp của mình trong thời điểm hiện tại, hãy cùng HR Insider xem lại livestream vừa qua tại đây: https://bit.ly/Livestream-DramaCongSo hoặc gửi thắc mắc của mình đến hộp thư: [email protected]. VietnamWorks sẽ thay mặt bạn gửi các câu hỏi, nhận câu trả lời từ các diễn giả tham gia trong chương trình và gửi đến bạn sau nhé!

 


— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers