adsads
0805.5
Lượt Xem 3 K

Ngay tại đỉnh điểm khủng hoảng hiện nay, hơn bao giờ hết, các nhà lãnh đạo cần phải ưu tiên kỹ năng toàn diện khi dẫn dắt doanh nghiệp của mình. Các tổ chức doanh nghiệp sẽ trở nên phát triển vượt bậc hơn nếu biết lắng nghe những ý kiến sáng tạo và đa chiều từ chính nguồn nhân lực của công ty. Và cũng chính lúc này, những nhân viên ít được đánh giá cao có thể sẽ cảm thấy ngại ngùng khi đưa ra chính kiến của mình.

“Giờ là lúc nên xem xét xem bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo như thế nào, để có thể dẫn dắt nhân lực của mình dù là đối với những ai dễ bị tổn thương hay tách mình với tập thể nhất”, theo Daisy Auger-Dominguez – nhà chiến lược văn hóa công sở và vốn con người. “Chúng ta đang hy vọng rằng sẽ có những phản ứng nhanh từ ngắn hạn – cho đến sự vực dậy sau này trong cộng đồng, trong các mối quan hệ, giữa các quốc gia – bao gồm cả sự nhận thức sâu sắc về cách mà khuynh hướng vô ý thức đang len lỏi vào khả năng ra quyết định như thế nào. Tất cả đều là những yếu tố tối quan trọng đối với một nhà lãnh đạo có năng lực tốt”

Dưới đây là một vài chiến thuật giúp bạn tối ưu hóa kỹ năng lãnh đạo toàn diện của mình trong cơn khủng hoảng hiện nay.

 

Chắc chắn rằng toàn bộ nhân lực được tiếp cận với đầy đủ công nghệ để làm việc từ xa

Điều này luôn luôn quan trọng, nhưng lại đặc biệt cốt yếu trong tình cảnh hiện nay – khi mà công nghệ thông tin chính là phương tiện tiên quyết cho năng suất làm việc cũng như khả năng kết nối với nhau khi làm việc từ xa. Tổ chức sẽ không thể vận hành tốt nếu như thiếu đi sự cân bằng khi làm việc với các thiết bị điện tử.

Giáo sư từ trường Havard Business School – Tsedal Neeley, gần đây đã viết rằng các nhà quản lý hiện nay cần phải “cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng”. Bà thúc giục các nhà lãnh đạo cần tự hỏi bản thân rằng “liệu mọi người đã có thể tiếp cận đầy đủ với công nghệ thông tin cần thiết hay chưa?”. Nếu bạn mong muốn nhân viên có thể cống hiến một cách năng suất trong thời kì đại dịch, bạn phải chắc rằng mọi người có nguồn Internet ổn định, một thiết bị điện tử, và bất kỳ phần cứng hay phần mềm hỗ trợ nào khác. Là một nhà quản lí, đừng cho rằng mọi người đều đã có sẵn những thiết bị này – mà hãy lên tiếng hỏi họ, và sẵn sàng cung cấp cho những ai đang thiếu thốn một phương tiện hỗ trợ nào đó.

Không khó để trở thành nhà lãnh đạo toàn diện sau cơn đại dịch nếu bạn biết những điều này

 

Khiến các buổi họp online trở nên hợp lý hơn bằng cách bật phụ đề, gửi tài liệu và tiếp nhận ý kiến từ trước

Đưa ra ý kiến ở các buổi họp online thì không hề đơn giản như trong các buổi họp trực diện thông thường. Gửi trước các thông tin về buổi họp sẽ khiến cho mọi người dễ dàng “ăn khớp” với nhau hơn. Phụ đề chính là công cụ thiết yếu cho các buổi hội thảo trực tuyến hay các buổi thuyết trình, vì thế tất cả mọi người – đặc biệt là những ai gặp khó khăn về vấn đề nghe âm thanh hay do mạng Wifi yếu, cũng đều có thể tham gia đầy đủ được. Nếu bạn đang thuyết trình, hãy sử dụng thêm chức năng trò chuyện để có thể tóm lược những điểm mấu chốt, đồng thời cũng là cơ hội mở để mọi người thoải mái hơn khi đặt câu hỏi hay bình luận bằng hình thức đánh máy.

Thêm vào đó, hãy bổ sung vào những buổi họp online với các phương thức giao tiếp khác nhau nhằm chắc rằng mọi người đều bắt kịp với vấn đề và thoải mái với kết quả đó. Bạn cũng nên tạo ra nhiều điểm tiếp cận thông qua các kênh thông tin khác nhằm tiếp tục mạch câu chuyện của buổi họp đấy. Một lần nữa, điều này sẽ đảm bảo tất cả mọi người – dù là với kết nối Internet thấp, và không thể nghe hay hiểu diễn biến của cuộc họp, cũng có thể tiếp cận được với thông tin cần thiết nhất. Hãy thu hình lại các buổi họp quan trọng, và đừng quên chia sẻ link cho mọi người cùng biết nữa nhé!

 

Bắt đầu buổi họp bằng cách thông tin rõ ràng cho tất cả mọi thành viên trong phòng biết, không phải chỉ là đối với những ai có địa vị cao hay ưu tiên riêng nào cả

Hãy chắc rằng mọi người hiểu rõ tình huống không may đang xảy ra là gì, trước khi bạn bắt đầu nhảy vào vấn đề chính. Các nhà lãnh đạo có thể tạo âm sắc bằng cách chia sẻ những khó khăn hay vấn nạn chung. Cả nhóm làm việc sẽ vô cùng cảm kích nếu bạn nói rằng “Mọi thứ đều đang rất khó khăn”. Trong các buổi họp nhỏ hơn, hãy tìm hiểu mỗi cá nhân xem họ đang trải qua mọi việc như thế nào.

“Tôi đã phải nhanh chóng thay đổi ba tiết học cuối cùng trong các buổi dạy online vào tháng này. Và mặc dù việc dẫn dắt 22 học sinh vượt qua cơn khủng hoảng này thì không hề dễ dàng, nhưng tôi đã dành thời gian trong mỗi buổi họp với từng học viên để chia sẻ về “một thắng lợi” hay “một thử thách” trước khi bắt đầu vào chương trình giảng dạy. Khi thực hiện các phương pháp hỏi thăm như thế, tôi nhận ra rằng đã có nhiều học sinh mở lòng lên tiếng hơn, dù đó có là qua lớp học online hay trực diện đi chăng nữa. Nói cách khác, nếu bỏ qua phần hỏi thăm mà đi thẳng vào chương trình học, thì chỉ có một vài cá nhân thoải mái đưa ra ý kiến – trong khi các học sinh nội tâm hay e dè khác có xu hướng thích giữ im lặng hơn” – Ruchika Tulshyan, trợ giảng tại trường Đại học Seattle chia sẻ.

 

Hiểu rằng sự phân biệt giới tính có thể sẽ xuất hiện

Nghiên cứu chỉ ra rằng ở những nơi làm việc “thông thường”, phụ nữ thường bị đối xử như những người “bảo mẫu” hiển nhiên. Trong khi đó, những người đàn ông đã làm cha sẽ nhận được nhiều đãi ngộ – họ được chu cấp nhiều tiền hơn, hoặc khiến cho mọi người tin rằng họ chính là người đáng tin cậy hơn cả. Trong cơn đại dịch này, phụ nữ phải chịu rất nhiều sự bất công, và cả gánh nặng đến từ việc chăm sóc gia đình và con cái.

Theo Auger-Dominguez: “Thực tế chúng ta chưa từng bình thường hóa những gì được cho là tự nhiên và thông thường trong các sự việc diễn ra xung quanh cuộc sống này. Và điều này lại càng gia tăng các vấn đề về phân biệt chủng tộc, giai cấp, dân tộc, và dưới những góc nhìn dễ dàng bị bỏ qua khác nữa. Bạn thấy đấy, ngày nay có biết bao nhiêu người phụ nữ đang phải gồng mình chống chọi với áp lực, khiến họ khó có thể nào vươn lên dù đơn giản chỉ là tồn tại được trong khoảng thời gian bất ổn này”. Hãy cẩn thận với cách sử dụng ngôn ngữ khi bạn đánh giá biểu hiện công việc của nhân viên nữ đã có con – đặc biệt là khi bạn muốn đề cập đến năng suất cũng như độ tin cậy trong thời gian làm việc từ xa của nhân sự nữ.

Hãy bày tỏ sự đồng cảm với những nhân viên đã có gia đình bằng cách thường xuyên thăm hỏi, sẵn lòng san sẻ khó khăn, dời ngày deadline. Hay quan trọng nhất, hãy tỏ ra lịch thiệp với bất kì đứa trẻ nào bỗng dưng chen ngang vào buổi họp online của bố mẹ chúng nhé!

 

Thăm hỏi nhân viên không may bị ảnh hưởng bởi cơn khủng hoảng

Đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt khó khăn đối với những nhân viên đã lớn tuổi, thiếu sức đề kháng; những nhân viên có người thân đang trong tình trạng rủi ro; hoặc là những ai đang gặp phải vấn đề về mặt sức khỏe vật chất cũng như tinh thần. Abad cũng khuyên rằng bạn nên tích cực chia sẻ những thông tin sức khỏe hữu ích cho toàn thể nhân viên công ty biết đến, nhằm chung tay giúp mọi người cùng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Không khó để trở thành nhà lãnh đạo toàn diện sau cơn đại dịch nếu bạn biết những điều này

 

Hơn hết, hãy cảm thông và chia sẻ

Các nhà quản lý cần hiểu rằng, cơn khủng hoảng Covid-19 tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Đó không hẳn chỉ là lo lắng và chu cấp cho gia đình của nhân viên công ty, mà đó còn là sự quan tâm đối với cả một cộng đồng lớn hơn nữa. Hãy cho nhân viên nghỉ làm nếu họ cảm thấy không khỏe, hay họ phải chăm sóc cho người nhà đang đau yếu. Sẵn sàng dời ngày deadline để mọi người có đủ thời gian điều chỉnh lại với một cuộc sống thường nhật mới. Và hãy nhớ rằng, không phải ai cũng có thể chu toàn và làm tốt với mọi thứ. Họ có thể đang gặp phải nhiều chướng ngại vật, ví như thiếu trang thiết bị, không gian làm việc riêng tư; hoặc thậm chí là không đủ nhu yếu phẩm cho bản thân, như thức ăn hay các thiết bị chăm sóc sức khỏe chẳng hạn.

“Covid-19 chính là cơ hội để ta tổ chức lại quy trình làm việc và tìm ra cách để thích nghi với tình hình hiện tại”, theo Abad. Là một nhà lãnh đạo toàn diện, bạn phải biết tìm cơ hội trong những gì gian nan nhất, biết cách quan tâm bao quát tất cả nhân viên và giúp đỡ họ với tất cả tấm lòng của mình. Khi nhìn về mặt khác từ cơn đại dịch này, có thể bạn sẽ chiêm nghiệm được rất nhiều bài học cho bản thân, làm thế nào để thành công dẫn dắt con người – không những là trong lúc khó khăn, mà còn vào những khi sóng yên biển lặng nữa đấy!

 

>>Xem thêm: Sau đại dịch Covid-19, người lao động có thể sẽ làm việc trong một môi trường rất khác: Áp dụng nhiều công nghệ mới, đồng nghiệp thân thiết hơn

 

— HR Insider/Theo Harvard Business Review —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers