adsads
kho nhu lam sep 3
Lượt Xem 57 K

Chẳng có một ai không muốn được làm sếp, nhưng mấy ai biết rằng đằng sau chiếc ghế lãnh đạo là những đêm suy tư đến bạc đầu.

 

“Làm sếp khổ trăm đường chú ạ. Anh là trục, còn chú là lớp sơn. Sơn hết bóng thì sơn lại, chẳng sơn thì cũng chẳng chết. Nhưng anh mà hỏng là cả cỗ máy chết cả buổi. Nên anh dù muốn nhưng cũng không được phép hỏng”. Trích tâm sự của một người sếp gửi cho nhân viên.

 

Trải qua nhiều năm tháng làm nhân viên, chẳng có một ai không muốn được làm sếp, nhưng mấy ai biết rằng đằng sau chiếc ghế lãnh đạo là những đêm suy tư đến bạc đầu. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để “làm sếp tốt” lại là bài toán khó.

 

Sau 7 năm làm nhân viên cho một công ty công nghệ có tiếng, được niêm yết cổ phiếu trong rổ Nasdaq, Joe Jones quyết định làm nhân viên cho chính mình. Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang, anh nhanh chóng rơi vào cơn “khủng hoảng ông chủ”. Làm doanh nhân khó khăn hơn nhiều so với những gì anh tưởng tượng: một con đường đầy ổ gà, vạch giảm tốc và góc chết, hoàn toàn không phải là con đường cao tốc đi thẳng đến giàu có.

 

Những hy sinh thầm lặng

Anh nhận ra mình đã mất tất cả mọi thứ – những gì ông chủ trước đây cung cấp cho anh, từ công việc hành chính đến mạng lưới xã hội. Anh phải học cách làm tất cả mọi thứ mà trước đây chưa từng nghĩ tới ngoài công việc chính. Trong khoảng thời gian đầu, anh luôn phải sống trong cảnh không có tiền lương. Đột nhiên, cuộc sống trở nên quá khó khăn với anh.

 

“Làm sếp, bạn luôn luôn bị cuốn theo công ty, không có thời gian dành cho gia đình”. Phil Libin – giám đốc Evernote – công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ văn bản chia sẻ. Aaron Leive – sáng lập viên một công ty lưu trữ đám mây cũng cho biết, trong khoảng 2 năm đầu thành lập công ty, anh luôn phải ngủ lại công ty, ăn pizza và mì gói. Trước đây, Vivek Wadhwa là một doanh nhân. Sau khi đưa một công ty ra đại chúng và hồi phục một công ty khác, anh mắc chứng bệnh đau tim khi mới chỉ 45 tuổi. Sau đó anh đã quyết định từ bỏ con đường làm doanh nhân và trở về nghiên cứu.

 

Nghiên cứu của trường ĐH Harvard trong giai đoạn 2000-2015 cho thấy, hơn một nửa số startup tại Mỹ đã biến mất, những người trụ lại thì sống trong tình cảnh vật lộn. 3/4 startup được các quỹ đầu tư hỗ trợ vốn không thể hoàn lợi nhuận cho các quỹ này. Năm 2000, trường ĐH Washington kết luận lương của những ông chủ startup trong 10 năm còn thấp hơn 35% lương người làm thuê có cùng trình độ.

 

Làm sếp thì chẳng nhiều thì cũng ít nhất một lần bị nói là điên. John Gartner – giảng viên môn tâm lý học tại trường dược ĐH Johns Hopkins cho biết, doanh nhân thường bị mắc chứng hưng cảm nhẹ – trạng thái tâm lý hứng khởi cao bất thường, dễ bị kích thích, cáu kỉnh hoặc tràn đầy năng lượng và tự tin. Có thể hiểu, đó là trạng thái đối lập với trầm cảm.

 

Nếu một nhân viên bình thường có thể có rất nhiều bạn, nhưng đối với một ông chủ bạn bè hiếm như “sừng tê giác”. Đời ai cũng cần có bạn, mà ông chủ thì càng cần. Làm ông chủ thì thường lắm tâm tư và cách tốt nhất để tránh trở thành một ông chủ đơn độc trong cuộc chạy đường dài là thành lập công ty với một người bạn. Nhưng điều đó lại thường dẫn đến những tranh chấp về quyền lực, tiền bạc mà bất cứ ai đã từng nghe đến câu chuyện của Facebook sẽ hiểu. Vậy chỉ còn cách tốt thứ nhì là kiếm thật nhiều nhà đầu tư và thuê nhiều quản lý giỏi. Nhưng quản lý đôi khi lại không hiểu đúng định hướng thành lập của công ty, khiến cho quyền lực bị phân tán. Nhiều sáng lập viên hiện nay vẫn đang làm giám đốc điều hành cho công ty của mình.

 

Cách đối phó

Vivek Wadhwa – doanh nhân bị mắc bệnh tim ở tuổi 45 nhắn nhủ tới toàn bộ những doanh nhân sáng lập hãy kiểm tra sức khoẻ định kỳ, tập thể dục đều đặn mỗi ngày và hơn hết, hãy học cách thư giãn. “Bạn không thể tin vào bất cứ thứ gì có tên là cân bằng cuộc sống và công việc, nhưng cơ thể của bạn cần điều đó”.

 

Joe Jones – doanh nhân thành đạt sau 7 năm làm thuê cũng đưa ra lời khuyên rằng, những người đang có ý định thành lập công ty riêng cần suy nghĩ nghiêm túc về việc xây dựng mạng lưới xã hội: ý tưởng thành công trong cô lập là sự ảo tưởng nguy hiểm. Chúng ta cần có những người bạn để dựa vào.

 

– Nguồn: VnEconomy/ The Economist –

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers